[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hai tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn sẽ đầu tư vào Tổ hợp dự án nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum, với tổng quy mô sử dụng đất khoảng trên 200 ha và kinh phí đầu tư dự kiến là 65 triệu USD (tương đương với 1.450 tỷ đồng).
Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn (giữa) cùng Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group và Tổng giám đốc De Heus Việt Nam ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư Tổ hợp Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Kon Tum.
Ngày 29/11/2021, tại tỉnh Kon Tum đã diễn ra “Hội nghị bàn về kế hoạch đầu tư xây dựng tổ hợp dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum & Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Kon Tum với Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam) & Tập đoàn De Heus (Hà Lan)”.
Tham dự buổi làm việc có khách mời tới từ Đại sứ quán Hà Lan, Bộ NN&PTNT; các đại diện lãnh đạo của: tỉnh Kon Tum, Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam), Tập đoàn De Heus (Hà Lan), doanh nghiệp, đối tác có mối quan hệ hợp tác với hai doanh nghiệp cùng các cơ quan thông tấn báo chí…
Tại buổi làm việc của hội nghị và lễ ký kết biên bản ghi nhớ, ông Gabor Fluit – và ông Vũ Mạnh Hùng – đồng đại diện với tư cách là nhà đầu tư, đã trình bày trước lãnh đạo tỉnh Kon Tum về dự án “Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Kon Tum”, do Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn làm chủ đầu tư.
Ông Gabor Fluit- Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus Châu Á (trái) và ông Vũ Mạnh Hùng (phải) – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn trình bày về dự án.
Với chiến lược và tầm nhìn lâu dài trong việc phát triển chuỗi giá trị Nông nghiệp công nghệ cao & vùng an toàn dịch bệnh tại khu vực Tây Nguyên, hai tập đoàn sẽ đầu tư và xây dựng một khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo Chuỗi khép kín. Cụ thể, bao gồm: Chọn lọc, sản xuất heo giống; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ & Thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Dự án có tổng quy mô sử dụng đất khoảng trên 200 ha, bao gồm các hạng mục: Đầu tư một số khu Tổ hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm ứng dụng công nghệ cao; nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm theo tiêu chuẩn châu Âu; khu điều hành chính kết hợp với Dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cho các chuyên gia nước ngoài…; khu canh tác nông nghiệp công nghệ cao theo hướng hữu cơ; quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; trung tâm nghiên cứu con giống và đào tạo lao động lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư dự kiến: 65 triệu USD (tương đương với 1.450 tỷ đồng).
Trong đó, dự án trang trại heo giống cao sản Kon Tum có công suất chăn nuôi 2.500 heo cụ kỵ và ông bà được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo nguồn gen tốt. Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, hàng năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 24.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị. Toàn bộ quá trình chăn nuôi và sinh sản được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kĩ thuật nhằm tạo ra và đáp ứng nhu cầu tăng cao về heo giống ông bà, bố mẹ, heo giống thương phẩm có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tạo ra nguồn nông sản sạch cho thị trường, hướng tới việc thành lập vùng an toàn dịch bệnh.
Sau khi hoàn thành, cùng với Đắk Lắk, Gia Lai, dự án trang trại heo giống cao sản Kon Tum sẽ trở thành nguồn cung cấp nhanh chóng, tin cậy giống heo chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung. Đồng thời tạo cơ hội việc làm cho 250 – 300 người dân tộc thiểu số tại Kon Tum, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về Chăn nuôi giá trị cao, canh tác hữu cơ theo công nghệ hiện đại và chuyển giao công nghệ chăn nuôi tiên tiến cho hàng trăm lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương …
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Như vậy, năm 2021, tiếp tục ghi dấu sự hợp tác, phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn trong lĩnh vực nông nghiệp như:
Tháng 4/2021: đưa vào hoạt động nhà máy ấp trứng Bel Gà Tây Ninh vào ngày 17/04/2021 với tổng mức đầu tư 8,7 triệu đô la Mỹ tương đương 200 tỷ VNĐ, với công suất giai đoạn 1: trên 19 triệu con gà giống một ngày tuổi mỗi năm. Giai đoạn 2: là 38,4 triệu con gà giống 1 ngày tuổi mỗi năm.
Tháng 9/2021: Xây dựng hoàn thiện và đưa vào hoạt động Tổ hợp khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại tỉnh Đắk Lắk, với tổng quy mô 200ha, tổng vốn đầu tư hơn 66 triệu USD (tương đương với 1.500 tỷ đồng).
Dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại huyện Chư Pứh tỉnh Gia Lai, với quy mô 100 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 45 triệu USD (tương đương với 1.030 tỷ đồng) đã được chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 31/05/2021, dự án đang được gấp rút hoàn thiện các bước tiếp theo để khởi công vào cuối năm 2021.
Để tiếp tục hoàn thiện Tổ hợp khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh – Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đang tiếp tục triển khai, hoàn thiện các thủ tục đầu tư tại xã Tân Hội, huyện Tân Châu và xã Phước Bình, huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh bao gồm: 2 trang trại gà bố mẹ (có công suất 25 triệu trứng/năm); 250 trang trại chăn nuôi gà Thịt an toàn (có công suất 25 triệu gà thịt/năm); hệ thống chuỗi các nhà máy sản xuất và chế biến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín.
Với tầm nhìn và định hướng từ nay tới 2030, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn sẽ tiếp tục Hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống heo cụ, kỵ quy mô lớn và Vùng an toàn dịch bệnh tại khắp các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Với các dự án đang được đầu tư tại Đăk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Tây Ninh, và khu vực Đồng Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Mục tiêu cho dự án Heo giống đến năm 2030: Công suất khoảng 10.000 con heo Cụ, Kỵ Ông, Bà; tương đương: 80.000 con heo hậu bị mỗi năm; công suất đàn heo nái khoảng 200.000 con; khoảng 6 triệu con heo thịt mỗi năm. Tổng mức doanh thu dự kiến khoảng 2 tỷ USD, tương đương 46.500 tỷ VNĐ mỗi năm.
Tập đoàn Hùng Nhơn, Tập đoàn De Heus đã trao tặng 6 máy Moniter hiệu Philips của Hà Lan cho tỉnh Kon Tum
Với mong muốn góp thêm nguồn lực tăng cường phòng, chống dịch COVID-19, đại diện Tập đoàn Hùng Nhơn, Tập đoàn De Heus đã trao tặng 6 máy Moniter hiệu Philips của Hà Lan để theo dõi bệnh nhân với 5 thông số; các đối tác của hai tập đoàn đã trao tặng 4.000 Kit test cho Quỹ phòng chống Covid-19 của tỉnh Kon Tum, với tổng số tiền là 1 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó công ty cổ phần Charm Group trao tặng thêm số tiền 1 tỷ VNĐ cho Quỹ người nghèo tỉnh Kon Tum.
B.H
Sứ mệnh nâng tầm giá trị Nông nghiệp Việt
Việc hợp tác đầu tư Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Kon Tum sẽ giúp cho Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn hoàn thiện chuỗi sản xuất, cung ứng chăn nuôi heo khép kín giá trị cao, mang đến cho Người chăn nuôi Việt Nam nguồn con giống có di truyền khỏe, sạch bệnh, năng suất, phù hợp với định hướng phát triển Kinh tế Nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 đang được Chính phủ & các Bộ ngành đặc biệt quan tâm. Đồng thời, phát huy được hết các thế mạnh sẵn có của 2 đơn vị, khẳng định khát vọng của Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn trong sứ mệnh nâng tầm giá trị của các sản phẩm Nông nghiệp Việt, tạo ra các sản phẩm giá trị cao đem lại lợi ích lâu dài, bền vững ổn định cho các đối tác và khách hàng.
- Hùng Nhơn li>
- Tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao Kon Tum li>
- de heus li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất