[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 14/9/2021, tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH De Heus trực thuộc Tập đoàn Hoàng Gia De Heus (Hà Lan) và Công ty Cổ phần Masan MEATLife (MML) – công ty thành viên của Tập đoàn Masan đã chính thức ký kết Bản ghi nhớ về quan hệ hợp tác chiến lược (“MOU”).
Toàn cảnh về Lễ ký kết chiến lược giữa Masan MEATLife và De Heus ngày 14/9/2021
Tham dự Lễ ký kết có ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Christoph Prommersberger – Đại biện Lâm thời Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam; ông Alain Cany – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam; ông Vũ Mạnh Hùng – Phó chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam; cùng đại diện lãnh đạo Tập đoàn Masan, Công ty Masan MEATLife, Tập đoàn De Heus, Công ty TNHH De Heus.
Theo nội dung ký kết, các bên sẽ phát triển quan hệ hợp tác chiến lược và các cơ hội hợp tác kinh doanh, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung như sau:
- Tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed – Farm – Food) tại Việt Nam trên cơ sở phát huy thế mạnh và kinh nghiệm của mỗi bên. De Heus sẽ ưu tiên tập trung cung cấp các giải pháp dinh dưỡng, con giống và chăn nuôi; còn Masan tiếp tục đầu tư phát triển vào lĩnh vực thịt mát có thương hiệu;
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, lâu dài với những nhà chăn nuôi độc lập (gia súc, gia cầm, thủy sản), đồng hành, hỗ trợ, tư vấn và cung cấp các giải pháp chăn nuôi trọn gói, mang lại hiệu quả chăn nuôi tối ưu và bền vững cho khách hàng;
- Thúc đẩy mô hình 3F nhằm đáp ứng nhu cầu thịt mát đảm bảo an toàn, tươi ngon với giá cả hợp lý cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Quan hệ Hợp tác chiến lược thể hiện rõ nét tinh thần của Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư. Đồng thời thể hiện sự tin tưởng rằng, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai công ty không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho chuỗi giá trị đạm động vật nói riêng, mà còn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung. Sự kết hợp giữa De Heus – Chuyên gia, Nhà Cung Cấp hàng đầu các sản phẩm dinh dưỡng cho động vật và Masan – Tập đoàn Tiêu dùng – Bán lẻ hàng đầu Việt Nam, được xem là một sự kết hợp đầy triển vọng, có thể đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa chuỗi giá trị đạm động vật.
Thịt mát MEATDeli hiện đã có mặt tại hơn 2.300 siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+
Các bên sẽ thành lập Ban lãnh đạo để cùng nhau thảo luận về các hạng mục đầu tư chung và riêng của các dự án hiện tại hoặc trong tương lai. Đồng thời thảo luận về việc hợp tác trong chuỗi cung ứng sản xuất, nhằm đảm bảo dự đoán chính xác nhu cầu và nguồn cung ổn định của nguyên liệu đầu vào cho hoạt động kinh doanh thịt ở giai đoạn sau của chuỗi cung ứng.
Đại diện De Heus – Ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus Châu Á và đại diện Masan MEATLife – Ông Phạm Trung Lâm, Tổng Giám đốc Masan MEATLife hoàn tất ký kết MOU.
Ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc De Heus Châu Á, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi trở thành đối tác chiến lược của Masan MEATLife. Có thể thấy các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, truy xuất nguồn gốc, phúc lợi động vật và sử dụng kháng sinh… áp dụng cho chuỗi giá trị đạm động vật ở thị trường Việt Nam đang ngày càng được triển khai và kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, đây được xem là yếu tố quan trọng, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đạm động vật được nuôi trồng tại Việt Nam, so với các các nước phát triển trên thế giới. Để đạt được mục tiêu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Việt, đồng thời đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các đơn vị tham gia vào chuỗi giá trị cần phải có một sự gắn kết chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng, cùng nhìn về một mục tiêu chung. Tôi tin rằng với bề dày kiến thức và kinh nghiệm tích lũy lâu năm của cả Masan và De Heus, chúng tôi có thể đẩy nhanh tiến độ đạt tới mục tiêu đề ra”.
Ông Danny Le – Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan kiêm Chủ tịch HĐQT Masan MEATLife cho biết: “Tôi tin rằng quan hệ hợp tác giữa Masan MEATLife và De Heus sẽ góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị đạm động vật của Việt Nam chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa, sánh vai cùng các nước phát triển. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là phục vụ người tiêu dùng các sản phẩm thịt, cá đảm bảo an toàn, tươi ngon với giá cả hợp lý. Chúng tôi kỳ vọng sự hợp tác giữa hai bên sẽ mang lại những chuyển đổi mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa sứ mệnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt Nam.”
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus
Quan hệ Hợp tác chiến lược này là một thỏa thuận không ràng buộc, tuy nhiên, các bên đều cam kết xúc tiến phát triển một hoặc nhiều thỏa thuận hợp tác trước quý đầu tiên của năm 2022.
P.V
Việc hợp tác giữa De Heus và Masan sẽ phát huy được hết các thế mạnh sẵn có của cả hai đơn vị, mở rộng và hoàn thiện Chuỗi cung ứng đạm động vật, phù hợp với Định hướng phát triển Kinh tế Nông nghiệp áp dụng công nghệ 4.0 đang được Chính phủ & các Bộ ngành đặc biệt quan tâm. Đồng thời một lần nữa khẳng định tầm nhìn dài hạn của tập đoàn De Heus, tập đoàn Masan trong sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam bền vững, thịnh vượng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; đảm bảo an ninh lương thực, góp phần nâng cao vị thế ngành chăn nuôi Việt Nam, tạo ra các sản phẩm giá trị cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thông tin về Royal De Heus
Tập đoàn De Heus là tập đoàn hoạt động trên quy mô toàn cầu, có hơn 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tiên tiến về dinh dưỡng động vật và chăn nuôi. Kể từ khi gia nhập vào thị trường Việt Nam năm 2009 tới nay, De Heus đã vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất và có uy tín trong cả nước. De Heus tự hào cung ứng cho hàng triệu hộ chăn nuôi, nuôi trồng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản đạt tiêu chuẩn chất lượng châu Âu cùng các dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm như quản lý trang trại, sức khỏe vật nuôi, an toàn sinh học, cắt giảm kháng sinh trong sản xuất và tư vấn thiết kế trang trại. Với các khoản đầu tư chiến lược của công ty vào lĩnh vực Con Giống, đồng thời giữ vai trò tích cực trong hợp tác chuỗi giá trị, De Heus góp phần đáng kể trong công cuộc chuyên nghiệp hóa ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản độc lập tại Việt Nam.
Thông tin về Masan MEATLife
Masan MEATLife (công ty thành viên của Tập đoàn Masan – một trong những Tập đoàn tiêu dùng hàng đầu Việt Nam) được thành lập với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt với chất lượng chất lượng vượt trội, có thể truy xuất nguồn gốc và giá cả hợp lý. Tầm nhìn của Masan MEATLife là trở thành công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hàng đầu, tập trung vào các sản phẩm thịt có thương hiệu bằng cách nâng cao năng suất của chuỗi giá trị thịt tại Việt Nam.
- masan li>
- de heus li>
- hợp tác chiến lược li>
- Masan MeatLife li>
- meatdeli li>
- đạm động vật li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất