[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Khoa học công nghệ là vấn đề then chốt để nâng cao năng suất cũng như tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi ở nước ta. Song, ở nước ta, vấn đề này vẫn có những điểm cần xem xét và đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài để ngành chăn nuôi phát triển thực sự bền vững!
Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam xin trích đăng góc nhìn của PGS TS Đinh Văn Cải, nguyên Phó Viện trưởng Viện KHKTNN miền Nam, nguyên PGĐ Phân viện chăn nuôi Nam Bộ.
Từ giống tới công nghệ chăn nuôi còn nhiều bất cập…
Nhiều dự án giống và các đề tài nghiên cứu đã nhập những giống năng suất cao để cải tạo đàn giống địa phương năng suất thấp. Giống lợn và giống bò được nhập nhiều và có tác dụng rõ ràng hơn so với giống gia cầm. Tuy nhiên, mặt chưa được của công tác nghiên cứu và quản lý giống thể hiện ở chỗ: việc lai tạo tràn lan và không có định hướng dẫn đến địa phương nào cũng làm giống giống nhau, mất đi tính đa dạng di truyền vật nuôi. Nếu cứ tiếp tục cách làm này, sẽ dẫn đến nguy cơ mất dần giống gia súc thuần bản địa có những đặc tính tốt về khả năng thích nghi và chất lượng sản phẩm đặc trưng.
Đã nhiều năm nay, chúng ta nhập giống ngoại từ các nước vùng ôn đới về nhân thuần và lai tạo ở Việt Nam nhưng chương trình giống cụ thể cho từng địa phương chưa rõ ràng. Không có điều kiện để đánh giá kết quả lai tạo và chương trình giống, vì vậy đến nay, vẫn chưa có một nhóm giống lai nào được ổn định về mặt giống, năng suất và có đủ số lượng lớn để trở thành một giống mới chủ lực của chăn nuôi Việt Nam.
Bò sữa chúng ta đã cải tạo từ nhiều năm nay, các đề tài dự án cấp Bộ, Nhà nước liên tục từ năm 1980 đến nay, nhưng vẫn đơn điệu một nội dung là nhập tinh của các nước ôn đới về lai cấp tiến, nâng cao máu bò HF ôn đới, dẫn đến con lai có máu HF cao khó thích nghi với vùng khí hậu nóng và điều kiện nuôi dưỡng kém, kết quả là năng suất sữa không cao, gặp khó về sinh sản và bệnh tật. Năng suất bò lai HF khó vượt qua ngưỡng 5000 kg/chu kỳ. Đến nay, ta vẫn chưa có những đực giống HF được sinh ra ở Việt Nam được đánh giá tốt và mang tính chủ lực.
Một thí dụ từ Israel – một nước có khí hậu rất nóng vùng sa mạc mà bò sữa của họ năng suất tới 11000 kg/chu kỳ, cao nhất thế giới. Cách lai tạo giống bò sữa của họ có lộ trình rất rõ. Ban đầu nhập tinh bò đực giống tốt từ Mỹ và Canada lai tạo với bò cái địa phương. Sau khoảng 30 năm họ đã tự sản xuất được đực giống HF chất lượng cao. Tinh bò đực trong nước là nguồn tinh chủ lực để nhân giống bò sữa tạo ra giống bò sữa chịu nóng, năng suất cao như hiện nay.
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam
Nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn cho vật nuôi là mảng có nhiều thành tựu tốt. Một lí do là ngành này dễ làm hơn so với nghiên cứu về giống. Trình độ nghiên cứu của thức ăn và dinh dưỡng cho vật nuôi của nước ta có thể sánh với các nước khác trong khu vực. Hầu như các loại thức ăn của Việt Nam đều được phân tích thành phần hóa học và các chỉ tiêu dinh dưỡng chính. Đây là cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn phân và khẩu phần ăn khoa học tối ưu về giá và đáp ứng đủ dinh dưỡng cho con giống đã được cải tiến. Nghiên cứu về thức ăn và dinh dưỡng cho lợn và gà thu được nhiều kết quả hơn so với nghiên cứu dinh dưỡng về trâu bò.
Nghiên cứu về công nghệ chăn nuôi ở nước ta trong thời gian qua còn yếu so với nghiên cứu về dinh dưỡng và giống gia súc. Công nghệ chăn nuôi lợn và gà chủ yếu là nuôi trong chuồng kín, cũi hẹp, gà nuôi trên sàn. Đây là công nghệ các nước ôn đới đã sử dụng nhiều năm qua, hiện đang phải cân nhắc lại vì các lí do chi phí lớn và không đạo đức với vật nuôi. Chúng ta có ít nghiên cứu cải tiến công nghệ cho thích hợp với điều kiện địa phương.
Công nghệ nuôi bò sữa của nước ta cũng theo hướng chuồng nuôi trên nền xi măng và cung cấp thức ăn tại chuồng là chính. Lí do là bởi bò sữa nông hộ ban đầu tập trung ở những vùng đất chật như TP. HCM. Sau, mô hình này lan tỏa ra các tỉnh khác có điều kiện đất đai rộng hơn nhưng áp dụng y nguyên của TP. Hồ Chí Minh. Những trang trại quy mô lớn nuôi theo kiểu của Israel, khẩu phần có tỉ lệ thức ăn tinh cao, đầu tư cho chuồng trại và chống nóng rất tốn kém. Công nghệ này khác hoàn toàn ở Úc, NewZealand, Hà Lan – nơi bò sữa được chăn thả trên cánh đồng cỏ là chính, đầu tư cho chuồng trại, chi phí thức ăn thấp và chấp nhận năng suất không được tối đa nhưng lợi nhuận đạt tối đa. Năng suất sữa bò lai HF của ta tại các địa phương khoảng 4500kg/chu kỳ thì nên nuôi theo công nghệ nào để có hiệu quả cao, đây là nội dung chưa được nghiên cứu nhiều.
Cần chiến lược cho từng ngành hàng…
Bộ NN&PTNT có chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Nhưng đây không phải là chiến lược KHCN cho ngành, cho từng con, từng lĩnh vực cụ thể. Sản phẩm chăn nuôi chủ lực ở Việt Nam hiện nay là thịt lợn, thịt gà và sữa bò nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước, khác với sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành trồng trọt như lúa, gạo, tiêu, điều, cao su…Vì vậy, chiến lược khoa học cho từng ngành hàng, từng vùng, từng đối tượng cũng phải khác nhau.
Chiến lược nghiên cứu bò sữa trong 10 năm, 20 năm và 30 năm là gì? Cách đây 10 năm trở về trước, có nhiều người cho rằng tạo bò lai có 75% máu bò HF sau đó cố định tạo máu giống bò sữa Việt Nam. Thực tế không diễn ra như vậy, vì việc cố định máu 75% HF là điều không khả thi về mặt kĩ thuật và thực tiễn.
Những con bò đực 75% HF tự tạo trong dân không được quản lý và chọn lọc tốt, chưa được đánh giá về mặt di truyền, nên con sinh ra năng suất thấp và ngoại hình không đồng đều. Cũng như nghiên cứu về giống, các nghiên cứu về thức ăn, dinh dưỡng và công nghệ chăn nuôi chưa có định hướng xuyên suốt. Dẫn đến tình trạng các nghiên cứu còn tản mạn, chồng chéo về nội dung, đề tài và các nguồn kinh phí khác nhau.
Những đề xuất…
Cần có sự điều chỉnh về quan điểm của Bộ đối với nghiên cứu khoa học. Sớm xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học cho từng giống vật nuôi.
Sự hình thành các chương trình nghiên cứu đề tài dự án khoa học phải kết hợp giữa chiến lược nghiên cứu lâu dài và nhu cầu thực tế hiện tại. Nhà nước cùng với các đơn vị sản xuất kinh doanh tăng dần hình thức đặt hàng nghiên cứu và cùng đầu tư cho đơn vị nghiên cứu. Giảm dần các đề tài nhỏ, giải quyết vấn đề trước mắt. Tăng dần các dạng đề tài lớn, các chương trình nghiên cứu dự án dài hơi giải quyết những vấn đề trước mắt và những vấn đề lớn của ngành.
Tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân có ưu thế về điều kiện nghiên cứu (chuyên môn, cơ sở vật chất, địa bàn) chủ trì thực hiện. Đơn vị, cá nhân chủ trì thực hiện từ mục tiêu và yêu cầu sản phẩm của chương trình sẽ chủ động hình thành các đề tài nghiên cứu nhỏ trong chương trình lớn, linh hoạt điều chỉnh nội dung và kinh phí của đề tài nhỏ.
Cơ quan quản lý cấp Bộ chỉ quản lý tiến độ, kết quả chương trình dự án lớn không cần phải quản đề tài nhỏ trong chương trình. Cách làm này giảm đi khối lượng công việc cho cơ quan quản lý, tăng tính linh hoạt, tính năng động sáng tạo và trách nhiệm của chủ nhiệm chương trình.
Việc sử dụng và thương mại kết quả nghiên cứu khoa học cũng phải xem xét lại. Có những nghiên cứu cho ra sản phẩm ngay và sản phẩm này có thể bán được, dạng này đối với nghiên cứu nông nghiệp không nhiều, đối với chăn nuôi lại càng ít. Bao nhiêu năm nghiên cứu với nhiều thế hệ nhà khoa học nhưng chúng ta vẫn có rất ít giống gia súc mới được công nhận, ngay cả khi có thì sản phẩm ấy cũng không phải bản quyền để thương mại như giống lúa được.
PGS.TS Đinh Văn Cải
Nguyên Phó giám đốc Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ
- chăn nuôi bò sữa li>
- áp dụng khoa học kỹ thuật li>
- chăn nuôi công nghệ cao li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
[…] giải điều khiến đàn trâu nước ta rơi vào tình trạng như vậy, PGS TS Đinh Văn Cải cho rằng: Trâu được sinh ra để đi cày. Nhiệm vụ cày kéo của nó đã xong. […]