Một trong những cơ chế nổi bật được các đại biểu đưa ra trong cuộc họp đề xuất cơ chế thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn, đó là đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ tài chính, điện, kho bãi cho việc cấp đông, dự trữ thịt lợn.
Để đối phó với dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến khó lường, chiều 30/5/2019, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi họp để đề xuất cơ chế hỗ trợ, tổ chức thực hiện thu mua, giết mổ lợn và cấp đông thịt lợn nhằm bình ổn thị trường trong thời gian tới.
Tính đến ngày 29/5/2019, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan ra 44 tỉnh, thành phố; trên 2 triệu con lợn mắc bệnh và bị tiêu hủy, tương đương với 7% tổng đàn lợn. Tại những địa phương có dịch như Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng… dịch bệnh đang lan rộng ra nhiều huyện xã của địa phương đó.
Từ tháng 3, sau khi có thông tin về tình hình dịch bệnh lan rộng tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung, giá lợn hơi đã giảm đồng loạt trên cả nước. Đến cuối tháng 3, đầu tháng 4, giá tăng nhẹ trở lại.
Một trong những cơ chế nổi bật được các đại biểu đề xuất đó là đề nghị hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia cấp đông, hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí lưu kho, một phần lãi suất vay ngân hàng…
Tuy nhiên, từ cuối tháng 4 đến nay, giá lợn hơi tiếp tục giảm trở lại, hiện giá lợn hơi tại phía Bắc phổ biến từ 28.000-33.0000 đồng/kg, giá lợn hơi từ miền Nam phổ biến từ 32.000-38.000 đồng/kg (giảm 2.000-8.000 đồng/kg so với tháng trước), giá thịt lợn thành phẩm từ 70.000-90.000 đồng/kg (tùy chủng loại, giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước).
Trong thời gian 3 tháng tới là thời kỳ thấp điểm của việc tiêu dùng thịt lợn (thời tiết nắng nóng, lo ngại trước thông tin dịch bệnh) nên sức ép nguồn cung trong thời gian tới sẽ không quá lớn.
Tuy nhiên, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, một số địa phương đã bị cấm tái đàn cho đến khi có chỉ đạo mới (Thái Binh, Hưng Yên…) thì nguồn cung cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán có thể gặp khó khăn.
Do vậy, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt lợn là một trong các giải pháp cần thiết để giảm thiểu lây lan dịch bệnh, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, giữ ổn định giá lợn không bị rơi xuống thấp trong thời điểm hiện nay, đảm bảo thực phẩm sạch,cung cấp thịt lợn trong thời gian tới, không để sốt giá, nhất là những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Một trong những cơ chế nổi bật được Sở Công Thương Hà Nội đề xuất hỗ trợ đó là đề nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính có cơ chế hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia thực hiện chủ trương cấp đông, dự trữ thịt lợn. Cụ thể, Sở Công Thương Hà Nội kiến nghị, các Bộ ngành hỗ trợ các doanh nghiệp về chi phí lưu kho, một phần lãi suất vay ngân hàng.
Đồng thời, đề nghị hỗ trợ 100% tiền điện phục vụ cấp đông và hỗ trợ 100% chi phí kiểm dịch cho sản phẩm thịt đưa vào cấp đông.
Hồng Hà
Nguồn: Tạp chí Công thương
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- trữ đông li>
- cấp đông thịt heo li>
- cấp đông thịt lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất