Đến đồng cừu An Hòa, ngắm dấu chân mục - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Đến đồng cừu An Hòa, ngắm dấu chân mục

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Gió như Phan, nắng như Rang” là câu nói cửa miệng của những người từng biết về Ninh Thuận, bởi đây là tỉnh có lượng mưa thấp nhất và nguy cơ sa mạc hóa cao nhất ở nước ta. Thế nhưng, địa phương này nổi tiếng với nhiều nông sản độc đáo không “đụng hàng” với những tỉnh khác, đó là trồng nho và chăn nuôi cừu.

    Đi chăn cừu….(Ảnh: Chu Minh Khôi)

     

    Chúng tôi đến Đồng cừu An Hòa thuộc thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 16km. Mở ra trước mắt là thảo nguyên vô cùng rộng lớn và tuyệt đẹp kề bên một dãy núi, trên thảo nguyên là những đồng cỏ bao la và rất đỗi bình yên, và phong cảnh lạ lùng bí ẩn. Đây là địa điểm chăn nuôi và thả cừu tự do lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, với hàng trăm đàn cừu được chăn thả, mỗi đàn từ hàng chục con đến hàng nghìn con.

     

    Vẻ đẹp đồng cừu


    Những năm gần đây, Đồng cừu An Hòa trở thành nơi thu hút người tứ xứ tìm đến tham quan, ngắm cảnh, chụp ảnh và trải nghiệm cuộc sống du mục của nông dân chăn cừu. Trên thảo nguyên An Hòa, cừu của hàng trăm hộ được lùa ra ăn cỏ và cây bụi từ sáng đến chiều, để tránh lẫn lộn vật nuôi của nhà mìnhvới nhà khác, người dân bản địa phân biệt cừu nhà mình bằng cách bôi phẩm đỏ hoặc mực xanh trên lưng của chúng để dễ nhận dạng.


    Mỗi khi di chuyển thành đàn, cừu chen chúc nhau nhìn rất dễ thương. Chiều về, khi ánh mặt trời dần khuất sau những dãy núi phía xa cũng là lúc những đàn cừu được lùa về chuồng.Những người đàn ông đen sạm vì nắng vất vả lùa chúng về để lại những cánh đồng cỏ trơ trọi, những đám bụi ngùn ngụt phía sau. Những người chăn cừu ở đây chủ yếu là người dân tộc Chăm, chăn thuê cho các ông chủ, người bỏ vốn ra mua cừu. Họ sẽ “ăn chia” lãi tỷ lệ theo 7:3 hoặc 6:4 khi bán đàn cừu.


    Anh Đạo Văn Lơ, 35 tuổi, người dân tộc Chăm làm nghề chăn cừu thuê cho một trang trại cho biết, anh đã thâm niên tới 18 năm trong nghề chăn cừu thuê. Với địa hình khí hậu đặc thù, đất đai khô cằn và sa mạc hóa, ở khu vực này đa số các loài cây cối đều không sống được, nên không có cây nào cao quá đầu người, tồn tại được ở đây chỉ có một vài loài cỏ chịu hạn và cây bụi. “Do không trồng trọt canh tác được, không có nhiều lựa chọn về công việc cho người dân tộc Chăm sống ở đây, đa phần chọn nghề chăn cừu thuê cho các chủ trại.


    Người ta gọi chúng tôi là dân du mục, bởi phải dẫn đàn cừu đi lang thang khắp thảo nguyền để tìm nơi cỏ mọc và nguồn nước. Công việc chăm nom cừu rất vất, thậm chí mất ăn mất ngủ mỗi khi cừu bị bệnh. Bữa ăn cũng rất đơn giản, chỉ là cơm trắng cá khô ngồi trong bụi cây vừa ăn vừa trông cừu”, anh Lơ chia sẻ.


    Ông Nguyễn Xuân Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Hải cho biết, xã Xuân Hải hiện có 4.245 hộ với 17.758 khẩu, sinh sống tập trung tại 9 thôn; trong đó đồng bào dân tộc Chăm chiếm 50% dân số. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa nông nghiệp, với 714ha ruộng chủ động tưới từ hệ thống thủy lợi kênh Bắc, trồng 149ha cây nho, và chăn nuôi cừu. Hiện tổng đàn cừu cả xã khoảng 13 nghìn con.


    “Cừu Phan Rang” có nguồn gốc từ Ấn Độ đã du nhập và tồn tại ở Ninh Thuận hơn 100 năm nay, do cộng đồng người Chăm ở địa phương nuôi cừu với mục đích để cúng tế, lễ hội. Từ cuối những năm 1980 đến nay, cừu được nuôi trở thành hàng hóa. Nhiều người đã trở thành tỷ phú nhờ chăn nuôi cừu, không ít người trước đây từ chăn giữ cừu thuê, vươn lên trở thành triệu phú, chủ trang trại chăn nuôi cừu từ 500 đến 1.000 con. Điển hình như nông dân Đạo Thanh Thích, người dân tộc Chăm ở xã Xuân Hải được Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2019. Đàn gia súc của gia đình anh hiện có 200 con cừu nái giống và 50 con bò nái sinh sản.

     

    Cơ sở chăn nuôi của anh cung cấp con giống cho thị trường nuôi cừu vỗ béo trên địa bàn huyện Ninh Hải với giá bán cừu giống tại chuồng 120- 140 ngàn đồng/kg. Theo ông Thích, nuôi cừucó lợi nhuận hơn so với một số con vật khác. Bình quân mỗi con cừu cái sẽ sinh sản từ 1 – 3 con, cứ 2 năm nếu chăm sóc tốt sẽ đẻ được 3 đợt. Sau khoảng 6 – 8 tháng nuôi mỗi con đạt 20 – 30kg thịt, giá bán dao động 70.000 – 80.000 đồng/kg loại thịt và 85.000 – 100.000 đồng/kg loại cừu vỗ béo, mỗi con trừ chi phí lãi trên 1,5 triệu đồng.

     

    Phát triển chuỗi giá trị thịt cừu


    Theo Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, năm 2018, đàn cừu ở Ninh Thuận khoảng 142.000 con, chiếm hơn 90% tổng đàn cừu của cả nước. Vào thời điểm tháng 11/2020, ước tính tổng đàn cừu toàn tỉnh có 135.000 con. Lý giải về số liệu sụt giảm là do vào mùa hè, từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua, đa số các chủ trong trại cừu đều xuất chuồng bán cho thương lái vì là mùa cừu béo lại được giá.


    So với các loại gia súc khác như: bò, dê thì nuôi cừu đơn giản hơn và thức ăn cũng dồi dào hơn, thường mọc hoang dã trong thiên nhiên và đặc biệt thích nghi với vùng đất khô của của tỉnh. Thông thường cừu tăng trưởng khá nhanh. Cừu cái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi đã có khả năng sinh sản 2 lứa trong vòng 13 tháng, mỗi lứa từ 1 đến 2 con. Nuôi cừu thịt trong thời gian khoảng từ 7 đến 8 tháng có thể xuất chuồng, cung cấp cho thị trường tiêu thụ.


    Vài năm gần đây, cừu thịt và giống “cừu Phan Rang” được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong tỉnh và các tỉnh phía Nam. Nhận thấy thế mạnh trong việc phát triển chăn nuôi cừu, trong thập kỷ trước, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã nhập cừu giống Dorper và White Suffolk từ Australia về chuyển giao cho các trang trại nuôi lai tạo với giống cừu địa phương để nâng cao chất lượng giống. Cừu lai với ưu điểm không kén thức ăn, được chăn thả ngoài tự nhiên góp phần làm cho chất lượng thịt có sự khác biệt so với thịt cừu ở các tỉnh khác, tạo nên danh tiếng sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận.


    Cuối năm 2017, sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, đã khẳng định được thương hiệu mạnh trên thị trường cả nước. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng thịt cừu Ninh Thuận, khiến cho giá mặt hàng này tăng mạnh. Chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận đang ngày càng phát triển theo hướng hình thành các trang trại tập trung gắn với du lịch. Đặc biệt, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị đang có xu hướng phát triển mạnh, với một số doanh nghiệp đi đầu trong đầu tư con giống, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, tạo sinh kế cho nhiều hộ nghèo. Các hoạt động liên kết chăn nuôi cừu cũng đã mở rộng thị phần thịt cừu ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

     

    Phát triển nuôi cừu theo chuỗi giá trị đã khắc phục được những bất cập về chăn nuôi nhỏ, lẻ thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất và thị trường tiêu thụ. Các mô hình liên kết với doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả đã giúp các hộ chăn nuôi không phải qua khâu trung gian để bán sản phẩm, lợi nhuận vì thế cao hơn. Nghề nuôi cừu đang phát triển lên tầm cao mới khi gần đây có sự quan tâm, vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ nông dân xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch để thúc đẩy phát triển ngành nuôi cừu tỉnh theo hướng bền vững. Các chính sách hỗ trợ nông dân nuôi cừu, hỗ trợ triển khai các mô hình chuyển giao khoa học và công nghệ vào chăn nuôi, đăng ký nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường được thực thi có hiệu quả.

    Chu Khôi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.