Dịch lở mồm long móng: Trung Âu tiêu hủy hàng nghìn gia súc, đóng cửa biên giới - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 68.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bắc Giang 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 68.000 - 75.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 70.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 68.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng 75.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 74.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 74.000 - 78.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 75.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 77.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 78.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Long An 74.000 đ/kg
    •  
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 68.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
  • Dịch lở mồm long móng: Trung Âu tiêu hủy hàng nghìn gia súc, đóng cửa biên giới

    Chính quyền một số quốc gia Trung Âu đang nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh lở mồm long móng trong đàn gia súc, khiến hàng nghìn con vật bị tiêu hủy và biên giới phải đóng cửa trên diện rộng.

     

    Đợt bùng phát dịch bệnh lở mồm long móng đầu tiên được phát hiện vào đầu tháng 3/2025 tại một trang trại chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Bắc Hungary, giáp biên giới với Áo và Slovakia. Trong vòng vài tuần, các trường hợp nhiễm bệnh đã được xác nhận tại ba trang trại ở nước láng giềng Slovakia. Sau đó, thêm nhiều ca nhiễm bệnh đã được báo cáo tại ba trang trại nữa ở cả Hungary và Slovakia, đánh dấu đợt bùng phát đầu tiên của căn bệnh này ở cả hai quốc gia sau hơn 50 năm.

    Phun thuốc phòng dịch lở mồm long móng ở Séc. Ảnh: Getty.

     

    Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền Hungary đã cho tiêu huỷ hàng nghìn gia súc, đặt những tấm thảm tẩm hóa chất ở các lối ra vào của nhiều thị trấn và triển khai quân đội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong khi đó, chính phủ Slovakia đã đóng 16 cửa khẩu biên giới với Hungary và một cửa khẩu với Áo sau khi ghi nhận các ca bệnh ở miền Nam Slovakia. Mặc dù chưa ghi nhận ca nhiễm tuy nhiên Áo đã đóng 23 cửa khẩu biên giới với Hungary và Slovakia vào tuần trước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Chính quyền Áo cũng đưa ra các phương án dự phòng để đối phó trong trường hợp phát hiện căn bệnh này trong các trang trại.

     

    Sự xuất hiện của dịch lở mồm long móng tại các quốc gia láng giềng cũng đã khiến Cộng hòa Séc nhanh chóng áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cục Thú y nhà nước Séc (SVS) đã ban hành các biện pháp khẩn cấp đầu tiên để ngăn chặn nguy cơ lây lan sau khi các ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện tại Hungary và Slovakia. Từ ngày 11/3, Séc đã áp đặt lệnh cấm vận chuyển bất kỳ loài động vật nào từ Hungary và Slovakia, ngoại trừ động vật được vận chuyển trực tiếp đến lò mổ, đồng thời áp dụng các biện pháp khử trùng tại tất cả các cửa khẩu biên giới chính đối với xe tải chở hàng vào nước này. Từ đầu tháng 4/25, Cơ quan Thú y nhà nước Séc đã cấm người vào các trại nuôi dê, cừu, gia súc, đồng thời mở rộng danh sách các sản phẩm bị cấm nhập khẩu từ Slovakia, Hungary và Áo vào Séc.

     

    Ông Jiri Cerny, Phó giáo sư tại Đại học Khoa học Sự sống Séc cho rằng, bệnh lở mồm long móng có thể lây lan qua các vật thể của con người bị nhiễm bệnh bao gồm lốp xe, giày dép và thực phẩm. Do đó, cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

     

    Dịch lở mồm long móng bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của những người nông dân tại một số nước Trung Âu. Trong bối cảnh đó, giới chức Hungary và Slovakia cam kết sẽ hỗ trợ những người nông dân bị ảnh hưởng bằng viện trợ tài chính và bồi thường cho gia súc đã bị mất nhằm giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.

     

    Như Hoa/VOV-Praha

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.

    Sản phẩm doanh nghiệp