Không chỉ thịt heo, giá các loại thịt gà, thịt bò và ngay cả hải sản có thể tăng giá vì nguồn cung thịt heo đang thiếu hụt trên toàn cầu do dịch tả heo châu Phi (ASF) hoành hành khắp Trung Quốc. Dịch tả heo châu Phi có thể khiến 150-200 triệu con heo ở nước này bị chết hoặc tiêu hủy.
Dịch ASF có thể khiến 150-200 triệu con heo ở Trung Quốc bị chết hoặc bị tiêu hủy. Ảnh: Agweb
Sản lượng thịt heo Trung Quốc có thể giảm 30%
Theo con số thống kê chính thức của Trung Quốc, có khoảng 1,1 triệu con heo đã bị tiêu hủy ở nước này kể từ khi dịch ASF bùng phát vào năm ngoái. Tuy nhiên, đàn heo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh ASF có thể cao hơn nhiều trong thực tế.
Hôm 11-4, Ngân hàng Rabobank công bố báo cáo, trong đó, dự báo khoảng 150-200 triệu con heo ở Trung Quốc có thể bị chết hoặc bị tiêu hủy do nhiễm virus ASF, có tỉ lệ gây tử vong 100% ở đàn heo và chưa có vắc-xin phòng ngừa.
Đây là một con số khổng lồ vì theo Ngân hàng Rabobank, đàn heo của Trung Quốc vào năm ngoái chỉ khoảng 360 triệu con.
Ông cho biết sản lượng thịt heo của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ rơi về mức 38 triệu tấn, giảm 30% so với con số 54 triệu tấn vào năm ngoái. Con số suy giảm này lớn hơn 30% sản lượng thịt heo của Mỹ và tương đương sản lượng thịt heo của toàn châu Âu hàng năm.
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết đàn heo của nước này trong tháng 2-2019 giảm 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, đàn heo nái cũng giảm 19%.
Một số vùng chăn nuôi heo lớn ở Trung Quốc như Sơn Đông, đàn heo giống giảm 41% chỉ trong vòng bảy tháng sau khi dịch ASF xảy ra.
Giá thịt heo ở Trung Quốc tăng mạnh kể từ tháng 3, đẩy lạm phát của Trung Quốc vào tháng trước tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10-2018.
Ông Sherrard cho biết Trung Quốc sẽ phải tăng nhập khẩu thịt heo trong năm nay thêm 1,5 triệu tấn, tức lên mức bốn triệu tấn, hấp thụ tất cả các nguồn cung có sẵn trên toàn cầu. Ông dự báo sản lượng thịt heo của Việt Nam sẽ giảm 10% trong năm nay do dịch ASF và điều này càng gia tăng sức ép trên thị trường thịt heo toàn cầu vốn đang xoay sở đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.
Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang gia tăng mua thịt heo từ Mỹ, đẩy mức giá mua lên mức cao nhất trong sáu năm qua vào tuần trước.
Các hợp đồng thịt heo tương lai giao cho tháng 6 trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (Mỹ) đã tăng hơn 50% trong tháng qua khi các nhà đầu cơ đặt cược rằng dịch ASF ở Trung Quốc và những tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ khiến nhu cầu thịt heo Mỹ tăng cao.
Trung Quốc sẽ tăng nhập thịt gia cầm, thịt bò
Theo các nhà phân tích của ngân hàng Rabobank (Hà Lan), đàn heo đang suy giảm ở các trang trại tại Trung Quốc do ASF sẽ gây ra tác động dây chuyền lan rộng trong ngành chăn nuôi toàn cầu.
Thịt heo được bày bán tại một khu chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngân hàng Rabobank dự báo sản lượng thịt heo có thể giảm 30% trong năm nay. Ảnh: Bloomberg
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Thịt heo là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân ở nước này. Trung Quốc tiêu thụ đến 28% sản lượng thịt nói chung và 49% sản lượng thịt heo toàn cầu mỗi năm.
Ông Sherrard cho rằng ngoài thịt heo, Trung Quốc cũng sẽ phải tăng cường sản xuất và nhập khẩu thịt gia cầm, bò, hải sản, cừu để khỏa lấp tình trạng thiếu hụt protein động vật.
Báo cáo của Ngân hàng Rabobank nhận định, đàn heo giống suy giảm mạnh khiến thị trường thịt heo Trung Quốc mất nhiều thời gian để phục hồi.
Sản lượng thịt heo giảm sẽ khiến người dân Trung Quốc ăn thịt heo ít lại và phải sử dụng bổ sung các loại thịt khác như thịt gà, thịt bò, cá như là nguồn protein thay thế.
Do vậy, các nguồn cung thịt từ khắp nơi trên thế giới có thể phải chuyển hướng về Trung Quốc để lấp trống nguồn cung protein động vật đang bị thiếu hụt ở nước này.
Christine McCracken, nhà phân tích ở ngân hàng Raboban nói: “Chúng tôi dự báo Trung Quốc sẽ nhập khẩu thịt heo nhiều hơn, khiến nguồn cung ở các nước khác bị siết chặt, đẩy giá thịt heo tăng. Không chỉ thịt heo, các loại thịt cung cấp protein khác cũng rơi vào tình trạng như vậy”.
Bà cho rằng Trung Quốc phải mất ít nhất ba năm để phục hồi đàn heo với điều kiện đàn heo không bị tái lây nhiễm virus ASF.
Đang có những dấu hiệu cho thấy các ưu tiên thực phẩm ở Trung Quốc đang thay đổi để thích ứng với cuộc khủng hoảng nguồn cung thịt heo. Sản lượng thức ăn chăn nuôi phục vụ ngành chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc gia tăng vào năm ngoái, báo hiệu sản lượng gia cầm và thủy sản sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu người dân.
David Maloni, Phó Chủ tịch phụ trách bộ phận phân tích ở công ty nghiên cứu hàng hóa của ngành nhà hàng ArrowStream (Mỹ), nhận định: “Giả sử thuế Trung Quốc áp vào thịt heo Mỹ giảm xuống trong tương lai không xa, xuất khẩu thịt heo Mỹ có thể tăng lên đáng kể. Về dài hạn, chúng tôi lo ngại xuất khẩu thịt gà và thịt bò của Mỹ cũng sẽ tăng”.
Lê Linh/ Theo Bloomberg, Reuters, CNBC
Nguồn: Kinh tế Sài Gòn
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất