Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng tại tất cả các huyện, thành phố, UBND tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo khẩn thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch.
Tiêu huỷ lợn bị bệnh tả Châu Phi ở thành phố Bắc Kạn. Ảnh: Ngọc Tú.
Từ đầu năm 2024 đến nay, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở 494 hộ chăn nuôi thuộc 149 thôn của 45 xã, thuộc tất cả 8 huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn.
Dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi của địa phương này, toàn tỉnh đã buộc phải tiêu hủy hơn 1.800 con lợn mắc bệnh, tổng trọng lượng lợn tiêu hủy hơn 76 tấn.
Đáng chú ý, tại một số xã như Cao Thượng (huyện Ba Bể), phường Nguyễn Thị Minh Khai (TP. Bắc Kạn) đã tái phát dịch lần 2 chỉ trong vài tháng vừa qua. Trong số 45 xã có dịch, hiện mới có 5 xã công bố hết dịch, còn lại 40 xã chưa qua 21 ngày. Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, gần 1 nửa số xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Kạn xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi.
Những ngày này, tại xã Phương Viên (huyện Chợ Đồn) dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện ở hầu hết các thôn, bản khiến người chăn nuôi điêu đứng. Chúng tôi đến trang trại của anh Chu Văn Khải ở thôn Bản Lanh, chuồng trại đã bỏ không hơn 1 tháng nay.
Anh Khải cho biết, trước đây gia đình làm nghề nâu rượu, tận dụng bống rượu để nuôi lợn. Lúc chưa có dịch, mỗi lứa nuôi khoảng 100 con lợn siêu nạc, vừa rồi dịch bệnh ập đến gây thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Dù đã đầu tư nhiều tiền để xây chuồng, mua máy móc nhưng vài năm nay nuôi lợn bấp bênh nên vừa rồi đã quyết định phá khu chuồng để chuyển sang làm cái khác.
Gia đình anh Chu Văn Khải phá khu chuồng trại để chuyển sang làm xưởng nấu rượu. Ảnh: Ngọc Tú.
Ông Ma Ngọc Tuyền, Chủ tịch UBND xã Phương Viên (huyện Chợ Đồn) cho biết, xã thường xuyên tuyên truyền đến từng hộ gia đình các biện pháp phòng, chống nhưng dịch vẫn lây lan rộng. Trên địa bàn xã hiện có nhiều thôn không còn hộ nào nuôi lợn.
Theo đánh giá của có quan chuyên môn, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang diễn biến rất phức tạp và lây lan ra diện rộng. Nguyên nhân là trong 3 năm gần đây, dịch bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên địa bàn nên mầm bệnh vẫn còn trong tự nhiên, dễ bùng phát trở lại nếu các hộ chăn nuôi không có biện pháp phòng dịch hiệu quả.
Bên cạnh đó, các nông hộ ở tỉnh Bắc Kạn chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ nên các điều kiện phòng dịch chưa thực hiện tốt, người dân vẫn còn tâm lý chủ quan.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành văn bản hỏa tốc chỉ đạo các địa phương và ngành chuyên môn thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi.
UBND tỉnh Bắc Kạn giao Sở NN-PTNT thành lập các đoàn kiểm tra trực tiếp tại các vùng có dịch, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và đề ra giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả ngay trong tháng 5.
Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp UBND các huyện, thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tận các thôn, bản, trang trại chăn nuôi.
Cơ quan chuyên môn giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, sự lưu hành của mầm bệnh để chủ động tham mưu các giải pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả.
Việc phòng dịch gặp nhiều khó khăn ở những hộ nuôi lợn quy mô nhỏ. Ảnh: Ngọc Tú.
UBND tỉnh Bắc Kạn cũng yêu cầu các huyện, thành phố huy động mọi nguồn lực để xử lý dứt điểm các ổ dịch, hạn chế ổ dịch mới phát sinh, tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết.
Các địa phương cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển lợn bệnh, nghi bệnh, vứt xác lợn chết ra môi trường như sông, suối, ao, hồ.
Kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm hành vi bán lợn ốm cho các tiểu thương làm lây lan dịch bệnh, các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí, nhân lực để phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại ngay trong tháng 5/2024.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn cho biết, bên cạnh những giải pháp trên, đơn vị cũng đã yêu cầu các trạm kiểm dịch động vật đầu mối tăng cường kiểm tra, thực hiện quyết liệt, đúng quy định các biện pháp kiểm dịch đối với việc vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Ngọc Tú
Nguồn: nongnghiep.vn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất