Thông tin mới nhất từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn Hà Nội. Hiện tại, đã có 19/30 quận, huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi, làm mắc bệnh và tiêu hủy 14.886 con lợn.
Các địa phương cần tăng cường vệ sinh chuồng trại để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang xảy ra tại 1.015 hộ chăn nuôi ở 241 thôn, tổ dân phố tại 103 xã, phường thuộc 19 quận, huyện (Đông Anh, Hoàng Mai, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Trì, Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hà Đông, Ứng Hòa, Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Ba Vì, Tây Hồ), làm mắc bệnh và tiêu hủy 14.886 con. Đặc biệt, trong hai ngày 16 – 17/4 vừa qua, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 229 hộ chăn nuôi tại các quận, huyện, làm mắc và tiêu hủy 3.236 con lợn.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, cho biết: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan phức tạp trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là do virus bệnh Dịch tả lợn châu Phi có khả năng tồn tại lâu trong lợn bệnh, các sản phẩm lợn bệnh, trong môi trường và dụng cụ chăn nuôi. Trong khi đó, trên địa bàn thành phố có nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nằm xen kẽ khu dân cư, không thường xuyên thực hiện biện pháp vệ sinh phòng bệnh; sử dụng thức ăn thừa từ bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn cho lợn ăn ngay mà không qua xử lý nhiệt, dẫn tới mầm bệnh phát tán ra diện rộng…
Để giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, trong thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu kịp thời, có hiệu quả UBND thành phố chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức, triển khai phòng, chống dịch bệnh; phối hợp tích cực cùng các sở, ban, ngành thành phố và chính quyền các địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn phòng, chống bệnh dịch; phối hợp cùng cơ quan truyền thông của trung ương, thành phố thông tin thường xuyên, kịp thời chủ trương, chính sách của nhà nước, diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng sẽ chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan; duy trì trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ảnh qua đường dây nóng.
Đặc biệt, thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thế giới, cả nước để kịp thời cung cấp thông tin nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi. Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh với các tỉnh trên địa bàn cả nước, đặc biệt chú trọng 24 tỉnh phía Bắc đã ký cam kết cùng Hà Nội.
Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao. Chuẩn bị đầy đủ vật nhân lực, vật lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh; tăng cường chỉ đạo, tổ chức, triển khai nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Trong bối cảnh trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn châu Phi thì phương pháp rắc vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, tiêu độc khử trùng là biện pháp hiệu quả nhất.
HUYỀN THANH
Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất