[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên Hội thảo do Khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Viện Chăn nuôi quốc tế – ILRI, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, tổ chức JICA, Công ty Vietchem phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 24/4/2019.
Hội thảo có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng, trường đại học, chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế, doanh nghiệp, sinh viên… quan tâm tới bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF).
GS TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu chào mừng Hội thảo “Dịch tả lợn châu Phi: Tình hình hiện tại và chiến lược tương lai”.
Phát biểu chào mừng Hội thảo, GS TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) được Bộ NN&PTNT công bố vào tháng 2/2019.Tính tới nay, ASF cũng gây thiệt hại không nhỏ đối với ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam, điều đó đòi hỏi các nhà nghiên cứu về sinh học, vắc xin học, dịch tễ học, sinh thái học và sinh học động vật hoang dã tham gia mạnh mẽ hơn nữa. Hội thảo “Dịch tả lợn châu Phi: Tình hình hiện tại và chiến lược tương lai” là cơ hội để các đại biểu có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong phòng, chống ASF; cùng nhau xây dựng mạng lưới hợp tác giữa cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong việc hợp tác phòng chống bệnh ASF.
Tại hội thảo, ông Edwad Okoth Abwaro – đại diện Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI) có bài trình bày: Nghiên cứu tổng hợp về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi để thiết kế chương trình giám sát và kiểm soát ở Châu Phi. Các hội dung cụ thể trong bài đó là: Giới thiệu tổng quan về bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF); các yếu tố quyết định những: kết quả chính của các nghiên cứu về ASF của ILRI; Kết nối giữa nghiên cứu ASF và biện pháp kiếm soát; Tóm tắt những khuyến nghị.
Ông Edwad Okoth Abwaro – đại diện Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế (ILRI)
Trong đó, ông Edwad Okoth Abwaro nhấn mạnh về khuyến nghị về chính sách ở cấp quốc gia như sau: 1. Tăng cường anh toàn sinh học dọc theo chuỗi giá trị, đầu tư vào nâng cao an toàn sinh học và trợ cấp hoặc khuyến khích nâng cao an toàn sinh học. 2. Cung cấp thông tin và khuyến khích đầy đủ để tăng cường nhận biết bệnh nhanh bệnh tại các nút trong mạng lưới và cung cấp các nguồn lực để hệ thống giám sát quốc gia có thể phản ứng và kiểm soát nhanh chóng. 3. Cải thiện hiệu quả kinh doanh của người chăn nuôi. 4. Đầu tư vào nghiên cứu ASF và cung cấp nguồn lực cho sự phối hợp trong khu vực và toàn cầu.
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Thú y, Cục Thú y
Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Thú y, Cục Thú y có bài trình bày với chủ đề “Báo cáo tình hình, công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi”.
Theo ông Long, từ tháng 8/2018, khi có nguy cơ bệnh ASF có khả năng lây lan, xâm nhiễm vào Việt Nam, Bộ NN&PTNT đã báo cáo, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, phòng chống dịch bệnh. Nhiều hội thảo, hội nghị tại các địa phương được tổ chức.
Khi ổ dịch đầu tiên xuất hiện, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính bước đầu, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và Lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo tiêu hủy đàn lợn ngay trong đêm cùng ngày, áp dụng các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng chống dịch bệnh lây lan như đã công bố dịch; đồng thời tổ chức xét nghiệm, giải trình tự gien ở nhiều phòng thí nghiệm khác nhau để xác định chính xác bệnh DTLCP đã xuất hiện tại Việt Nam
Ngay trong ngày 19/2/2019, khi thông tin chính thức về bệnh ASF lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam, Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã trực tiếp làm việc với địa phương về việc công bố dịch bệnh và tổ chức chống dịch theo quy định. Cùng với đó, tiến hành tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh. KIểm soát việc vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn. Quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch. Giải pháp về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh. Huy động các nguồn lực hỗ trợ ở trong nước và quốc tế.
Toàn cảnh Hội thảo “Dịch tả lợn châu Phi: Tình hình hiện tại và chiến lược tương lai”.
Ông Long cũng cho biết, ASF chủ yếu xuất hiện tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt.Tuy nhiên, bệnh ASF đã và đang có chiều hướng lây lan nhanh, ở phạm vi rất rộng; trong đó đã có trại tổng đàn 4.500 (gồm 500 nái và 4.000 lợn thịt) cùng tại xã Đông Tảo, Khoái Châu bị bệnh. Như vậy, dịch bệnh đã xâm nhiễm vào trại có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học tốt hơn các bộ dân. Nguy cơ bệnh ASF tiếp tục được phát hiện ở nhiều địa phương khác trong thời gian tới là rất cao. Mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết chiếm 36%. Con người, phương tiện chiếm, thiếu hoặc không áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, an toàn sinh học chiếm 25%. Sử dụng thức ăn thừa (từ các nhà hàng, khách sạn, thức ăn tại khu công nghiệp,…) chiếm 39%
Theo ông Long, tình hình phòng, chống ASF thời gian gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, một số địa phương dịch bệnh xảy ra ở diện rộng, lực lượng thú y cơ sở phải tham gia triển khai chống dịch, xử lý ổ dịch nên việc tổng hợp, báo cáo số liệu, nhất là số hộ, số thôn có dịch chưa đầy đủ, chưa chính xác và chưa kịp thời
Việc điều tra, xác định nguyên nhân dịch lây lan, nhất là tại các xã, các huyện mới phát sinh dịch chưa được thực hiện, dẫn đến chưa thể tổng kết đầy đủ, chính xác về nguyên nhân dịch bệnh xuất hiện, lây lan tại các địa phương
Tại các ổ dịch: Mặc dù có các chốt kiểm dịch nhưng không kiểm soát chặt chẽ được phương tiện, người, động vật, sản phầm động vật (một số đoàn công tác, kể cả đoàn chuyên gia FAO phát hiện có người dân chở lợn sống bằng xe máy trong thôn đang có dịch tại Thái Bình).
Các địa phương chưa quản lý triệt những thương lái đi thu gom lợn, trong đó có lợn ốm, chết; việc quản lý những người tham gia truyền tinh lợn, buôn bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,… chưa triệt để, dẫn đến đây là những yếu tố nguy cơ cao làm lây lan dịch bệnh
Nhiều người tham gia xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa được tập huấn kỹ về an toàn sinh học cá nhân; một số người tham gia xử lý, tiêu hủy lợn bệnh đã làm lây lan dịch bệnh về đàn lợn của gia đình mình.
Hội thảo có sự tham gia của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp.
Các giải pháp trong thời gian tới để phòng, chống bệnh ASF đó là:1, Tổ chức thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019; Đề xuất Ban Bí thư có Chỉ thị để huy động vả hệ thống chính trị vào cuộc. 2. Hướng dẫn tăng cường chăn nuôi An toàn sinh học đối với gia trại và chủ hộ, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chính quyền và cơ quan chuyên môn; 3. Kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn. 4. Kiểm soát giết mổ lợn; Lấy mẫu xét nghiệm và xử lý lợn mắc bệnh. 5. Giám sát và điều tra ổ dịch; 6. Kiểm tra, xử phạt vi phạm; 7. Truyền thông. 8. Diễn tập ứng phó. 9. Tăng cường Kinh phí…
TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh tổ chức FAO Việt Nam
Trong bài trình bày của mình tại Hội thảo, TS Kenjiro Inui – Chuyên gia chẩn đoán bệnh tổ chức FAO Việt Nam cho rằng, trong hai năm tới, chúng ta có thể phải đối mặt với virus ASF lây lan sang nhiều nước ở Đông Nam Á và hầu hết những người chăn nuôi nhỏ lẻ trên khắp Việt Nam, một số trang trại thương mại lớn ở Việt Nam – những khu vực không làm tốt an toàn sinh học. Cùng với đó, chăn nuôi lợn thất bại khi tồn tại những chủ sở hữu nhỏ. Cùng với đó, có sự bùng phát lặp lại tại cùng một trang trại / khu vực. ASF có những tác động tiêu cực đến ngành sản xuất thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.
TS Kenjiro Inui cho rằng những gì chúng ta có thể thấy trong 5 năm tới, đó là: Thứ nhất, vắc-xin ASF được phát triển và áp dụng tại Trung Quốc. Cụ thể, đã tìm ra gene đã làm giảm đi sự suy nhược với DIVA, bảo vệ lợn khỏi các bệnh lâm sàng chống lại genotype ASF 2. ASF sẽ là một bệnh lưu hành như CSF, HP-PRRS. Trung Quốc sẽ làm điều đó. ASF sẽ làm tái cấu trúc ngành công nghiệp thịt lợn. Cụ thể, thịt lợn sẽ chỉ được sản xuất bởi các trang trại thương mại lớn. Và kháng sinh sẽ được kiểm soát, cũng như chất thải thích hợp. Thịt lợn an toàn hơn cho người tiêu dùng. Cải thiện năng lực ở tất cả các bên liên quan đến sức khỏe và sản xuất động vật..
Bà Nina Chen – Chuyên gia sản phẩm của Công ty GeneReach trình bày báo cáo “Ứng dụng PCR trong sản xuất động vật và thực phẩm”.
Tiếp theo, bà Nina Chen – Chuyên gia sản phẩm của Công ty GeneReach trình bày bài báo cáo “Ứng dụng PCR trong sản xuất động vật và thực phẩm”. Cụ thể, sản phẩm PCR có thể ứng dụng trong Nuôi trồng thủy sản – Tôm, Cá; Thú cưng – Chó, mèo; Chăn nuôi; gia cầm; Ngựa; An toàn thực phẩm; An toàn sinh học.
Bà Nina Chen chỉ ra, PCR có thể Xác định mối nguy sớm (PEDV, PDCoV, TGE trên lợn; IB, ILT, AI, ND, MG trên gia cầm; chẩn đoán các yếu tố an toàn sinh học…Sản phẩm PCR của GeneReach cung cấp giải pháp tổng thể để phát hiện axit nucleic. Đối với bệnh ASF tại Việt Nam, các chuyên gia của FAO đã dùng máy PCR cầm tay để phát hiện ASF. Kết quả rất nhanh chóng, từ mẫu (Máu, lá lách, amidan, thịt) đến kết quả chỉ có 90 phút.
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
PGS TS Lê Văn Phan – Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày bài báo cáo “Phát hiện, phân lập và đặc tính di truyền của virus ASF lưu hành tại Việt Nam”
TS Bùi Tố Nga – Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày báo cáo: “ASF, Đặc điểm lâm sàng và bệnh lý của các ca bệnh tại Việt Nam 2019”.
Chủ đề “ASF tại Campuchia” do TS Ren Theary Viện nghiên cứu sản xuất động vật quốc gia và nghiên cứu sức khỏe động vật trình bày. (Campuchia).
PGS TS Tô Long Thành phát biểu tại hội thảo.
Ông Alexandre Bouchot – Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Pháp đóng góp ý kiến tại Hội thảo
PGS TS Trịnh Đình Thâu – Trưởng Khoa Thú y Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu kết luận Hội thảo.
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
TÂM AN
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất