Dịch tả lợn châu Phi và vắc xin Hanvet ASF - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Dịch tả lợn châu Phi và vắc xin Hanvet ASF

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus ASF (ASFv) gây ra, với triệu chứng giống bệnh Dịch tả lợn cổ điển (CSF) như sốt cao, xuất huyết tràn lan… xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại lợn, tỷ lệ chết đến 100%.

     

    Không như các bệnh truyền nhiễm do virus khác đã có vắc xin phòng bệnh. Gần 100 năm qua, nhiều nước đã nghiên cứu chế tạo vắc xin, nhưng đến nay ASF vẫn chưa có vắc xin nào được thương mại hóa. Nhiều loại vắc xin sống, vắc xin chết, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin DNA/RNA, vắc xin tiểu phần… đã được phát triển, song vấn đề an toàn và hiệu lực vẫn chưa được giải quyết. Đây là vấn đề cả thế giới vẫn đang phải đối mặt và chăn nuôi lợn đứng trước khó khăn không thể phát triển. Từ các nghiên cứu trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã khẳng định, chỉ vắc xin sống nhược độc mới kích thích sinh miễn dịch, còn vắc xin vô hoạt thì không.

     

    Tại Việt Nam, một số đơn vị đã nghiên cứu phát triển vắc xin này bằng những công nghệ khác nhau, thậm chí đã có 2 vắc xin ASF (của Naveco và Avac) đã được Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cấp số đăng ký, được phép sản xuất lưu hành.

     

    Đứng trước dịch ASF, với nguồn lực sẵn có, từ năm 2018, HANVET đã tự đầu tư nghiên cứu kết hợp tìm hiểu, học hỏi, hợp tác với nhiều nước trên thế giới để phát triển vắc xin ASF. Qua nhiều thất bại, đến nay đã có những kết quả bước đầu đáng ghi nhận:

     

    • Phân lập được chủng ASFv cường độc thực địa (HV-ASF/19) có tính độc cao, ổn định để làm thử thách công cường độc vắc xin.
    • Phát triển và tạo được chủng giống ASFv cải tiến (ASF-HV21) nhược độc hoàn toàn, có tính kháng nguyên ổn định, sinh miễn dịch tốt, khó có thể trở lại tái độc lực và đã giải trình tự gen.
    • Tạo được dòng tế bào riêng để nhân nuôi ASFv (HPC) quy mô công nghiệp.
    • Với công nghệ nuôi cấy tế bào, đã sản xuất 3 lô vắc xin ASF nhược độc, đông khô.

     

    Vắc xin được nghiên cứu kỹ lưỡng, tối ưu hóa công thức phù hợp cho từng đối tượng lợn, từ đó tạo ra 2 loại vắc xin dùng cho lợn thịt và lợn nái riêng biệt.

     

    Đánh giá vắc xin trong phòng thí nghiệm và trại lợn thực nghiệm của HANVET

     

    3 lô vắc xin được kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm về: Độ thuần khiết; Tính ổn định hóa-lý; Đường tiêm, liều dùng; Độ an toàn; Khả năng sinh miễn dịch; Hiệu lực bảo hộ (qua công cường độc); Độ dài miễn dịch; Virus máu và sự bài thải virus sau tiêm; Ảnh hưởng của vắc xin tới tăng trưởng. Kiểm tra độ an toàn với liều x10 lần liều chỉ định. Lợn kiểm tra an toàn đều khỏe mạnh và phát triển bình thường (Bảng 1).

     

    Bảng 1. Kết quả kiểm tra độ an toàn trên 10 lợn thí nghiệm

    Số lợn tiêm

    (con)

    Đường tiêm

    Liều tiêm

    Số lợn chết

    Số lợn có phản ứng

    Kết quả

    10

    Bắp

    x10 liều

    0/10

    0/10

    Đạt

     

    Tương tự một thí nghiệm khác, tiêm 3 lô vắc xin cho 3 nhóm lợn thịt với liều x10 lần liều chỉ định cùng 1 nhóm đối chứng (không tiêm), mỗi nhóm 40 lợn. Kết quả, tất cả lợn đều an toàn, sống 100%, không hề có biểu hiện sốt, ủ rũ hay giảm/bỏ ăn, sung/xuất huyết da, khó thở, tiêu chảy…

     

    Sau 28 ngày tiêm vắc xin cho 5 lợn thịt rồi công cường độc với chủng HV-ASF/19. Tất cả 5/5 lợn ở nhóm miễn dịch được bảo hộ, sống 100%, trong khi đó 5/5 lợn ở nhóm đối chứng (không tiêm) tỷ lệ chết là 100% (Bảng 2). Kết quả tương tự cả với lợn nái sinh sản (hậu bị, chửa, nuôi con) (Biểu đồ 1).

     

    Sau tiêm vắc xin 28 ngày, lợn có đáp ứng miễn dịch kháng bệnh ASF, thời gian miễn dịch kéo dài trên 4 tháng, đặc biệt là sử dụng an toàn cho lợn nái.

     

    Bảng 2. Kết quả kiểm tra hiệu lực bằng thử thách công cường độc

    Nhóm thí nghiệm

    Số lợn

    Tỷ lệ sống

    Tỷ lệ chết

    Tỷ lệ bảo hộ

    Nhóm miễn dịch

    05

    5/5

    0/5

    100%

    Nhóm đối chứng

    05

    0/5

    5/5

    0%

     

    Biểu đồ 1. Tỷ lệ bảo hộ với virus cường độc của các nhóm lợn thí nghiệm

    Đánh giá vắc xin trên thực địa

     

    Từ những kết quả khả quan ban đầu trong phòng thí nghiệm, vắc xin được mở rộng thử nghiệm thực địa ở một số trang trại với nhiều đối tượng: lợn thịt, nái hậu bị, nái chửa, nái nuôi con, đực giống… để khẳng định và củng cố các số liệu. Gần 2 năm qua, vắc xin HANVET ASF đã được thử nghiệm trên gần 30.000 lợn thịt và hơn 2.000 nái sinh sản tại trại lợn thí nghiệm của HANVET và các tỉnh Hưng Yên, Nghệ An, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nội… kết quả cũng rất khả quan.

     

    An toàn

     

    Vắc xin an toàn 100% với tất cả các đối tượng lợn từ 4 tuần tuổi trở lên với liều cao gấp 10-30 lần (Bảng 3).

     

    Bảng 3. Kết quả kiểm tra an toàn trên một số nhóm lợn thực địa

    Đối tượng

    Tình trạng

    Số lợn

    Liều tiêm
    (10-30 lần)

    Số phản ứng

    Số khỏe mạnh

    An toàn
    (%)

    Lợn con

    10-15 kg

    50

    30

    0

    50

    100

    Lợn choai

    40-50 kg

    50

    30

    0

    50

    100

    Lợn hậu bị

    100-110 kg

    50

    10

    0

    50

    100

    Nái chửa

    10-13 tuần

    10

    10

    0

    10

    100

    Nái nuôi con

    10 ngày

    10

    10

    0

    10

    100

    Đực giống

    Khai thác

    2

    10

    0

    2

    100

     

    Vắc xin không gây tác dụng phụ sau tiêm và không ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch với các bệnh khác, tăng trưởng, sinh sản của nái hay đực giống, đặc biệt không gây hại cho bào thai và tinh trùng. Sau tiêm 14 ngày, không phát hiện virus huyết hay bài thải virus ở các nhóm lợn thí nghiệm cho đến 28 ngày.

     

    Hiệu lực

     

    Từ cuối năm 2023, đã tiêm 14.924 lợn thịt tại 7 trại lợn thịt nuôi gia công ở Nghệ An trong tình trạng lợn (+) là chính. Tỷ lệ sống chỉ đạt 73,90% (Bảng 4).

     

    Bảng 4. Kết quả tiêm lợn thịt tại Nghệ An

    STT

    Tên trại

    Đợt tiêm

    Tình trạng

    Số lợn tiêm

    30 ngày sau tiêm

    Số lượng

    Loại
    & chết

    Sống

    % sống

    1

    Ô. Trường

    3

    +/-

    2.258

    2.258

    547

    1.710

    75,73

    2

    Ô. Huấn

    3

    +

    2.413

    2.308

    616

    1.692

    73,31

    3

    Đức Nghĩa

    3

    +

    2.683

    2.683

    663

    1.020

    75,29

    4

    Diễn Thọ

    4

    +

    3.763

    3.169

    813

    2.356

    74,35

    5

    Văn Thành

    1

    +

    990

    990

    540

    450

    45,45

    6

    Đông Sương

    2

    +

    1.377

    830

    151

    679

    81,80

    7

    Ô. Hùng

    2

    1.540

    547

    5

    542

    99,08

     

     

     

     

    14.924

    12.785

    3.336

    9.449

    73,90

     

    Tiêm 935 nái và 19 đực giống tại trại Hòa Bình, tỷ lệ lợn sống khá cao (93,16%). 19 đực giống cho tỷ lệ bảo hộ 100%, chất lượng tinh dịch tốt và không có sự lưu hành virus trong tinh (Bảng 5).

     

    Bảng 5. Kết quả tiêm cho lợn nái và đực giống

    STT

    Đối tượng

    Số con tiêm

    Sau tiêm

    Ghi chú

    Chết

    Loại

    Sống

    Tỷ lệ

    1

    Đực giống

    19

    0

    0

    19

    100

     

    2

    Nái nuôi con

    159

    0

    39

    120

    75,47

    Loại kỹ thuật

    3

    Nái hậu bị

    173

    0

    5

    168

    87,10

     

    4

    Nái chửa

    584

    2

    18

    564

    96,57

    Loại kỹ thuật

    Tổng

    935

    2

    62

    871

    93,16

     

     

    Kiểm tra kháng thể sau tiêm 28 ngày với 30 lợn hậu bị lớn có tỷ lệ bảo hộ đạt 93,33%, động dục và phối đạt 100%. Với 55 hậu bị nhỏ (6-7 tháng tuổi), hiệu giá kháng thể là 88% tại D28, lợn phát triển bình thường, đạt trọng lượng bình quân 120kg (Bảng 6).

     

    Bảng 6. Kiểm tra kháng thể kháng ASF sau tiêm trên lợn hậu bị bằng ELISA

    Đối tượng

    Số
    lợn

    Kháng thể kháng ASFV bằng ELISA (Mean±SD)

    D0

    D28

    Ghi chú

    Hậu bị lớn

    30

    0,11±0,05

    1,15±0,19

    Dương tính 93,33% tại D28

    Hậu bị nhỏ

    Tiêm

    55

    0,08±0,05

    1,06±0,16

    Dương tính 88% tại D28

    Không tiêm

    15

    0,08±0,05

    0.15±0,05

    Âm tính 100% tại D28

     

    13 nái rạ được bảo hộ và động dục đạt 100%, phối đạt 92.86 %. Số con trong ổ trung bình 16,3 con, tỷ lệ lợn sơ sinh sống đạt 78,3% (Bảng 7). Đến ngày thứ 8, kháng thể mẹ truyền cho con vẫn đạt ở mức cao (92.3%).

     

    Bảng 7. Kết quả thử nghiệm trên 13 nái sinh sản

    Số nái

    Số lợn con sơ sinh

    Phối đạt

    Đẻ bình thường

    Đẻ hỏng

    Tổng

    Trung bình

    Số con/ổ

    Trung bình

    Sống

    Tỷ lệ sống

    13

    11

    2

    212

    16,3

    12,7

    78,3

     

    Nhóm lợn thịt (-) tính đến xuất chuồng tại trại Ô. Trường ở Nghệ An: Tỷ lệ sống đạt 82,48%; trọng lượng trung bình 113,8 kg; chỉ số FCR là 2,59. Nhóm lợn thịt nghi ngờ (+/-) khi xuất bán: Tỷ lệ sống đạt 80,24%; trọng lượng trung bình 107,56 kg; chỉ số FCR đạt 2,60 (Bảng 8).

     

    Bảng 8. Kết quả theo dõi 1170 lợn (+/-) đến khi xuất chuồng

    Dãy chuồng

    Tình trạng

    Số lợn tiêm

    Khi xuất chuồng

    Chết

    %

    Loại

    %

    Sống

    %

    P

    FCR

    C1

    +

    582

    74

    12,7

    41

    7,0

    467

    80,2

    107,6

    2,60

    C2

    588

    43

    7,3

    40

    6,8

    505

    85,8

    113,8

    2,59

     

    Thử nghiệm ở trại nái dương tính ASF: Nái hậu bị và nái nuôi con, tỷ lệ bảo hộ đạt tương ứng 97,11% và 75,47%. Tỷ lệ động dục và phối chửa đạt 100% (Bảng 9).

     

    Bảng 9. Ảnh hưởng của vắc xin với nái hậu bị và nái nuôi con ở trại (+) tính

    Đối tượng

    Số nái

    Số nái

    Tiêm

    Loại

    Sống

    %

    Chưa động dục

    Động dục

    Phối đạt

    %

    sống

    Nái nuôi con

    159

    39

    120

    75,47

    0

    120

    120

    100

    Hậu bị

    173

    5

    168

    97,11

    64

    104

    104

    100

    Tổng cộng

    332

    44

    288

     

    64

    224

    224

    100

    Chú ý: Sau tiêm vắc xin HANVET ASF tính đến 10/6/2024.

     

    Tiêm cho 584 nái ở các giai đoạn khác nhau, tỷ lệ bảo hộ 96%. Trong số 454 nái chửa đã đẻ được 4882 lợn con. Trong số này, lợn sơ sinh sống là 94,48%, lợn cai sữa đạt 95,5% (Bảng 10).

     

    Bảng 10. Kết quả tiêm vắc xin HANVET ASF cho các nhóm nái chửa đẻ (+)

    Nái chửa

    Số nái

    Số con

    Tiêm

    Loại

    Chết

    Còn

    Đẻ

    Đẻ ra

    Chết

    Sống

    % sống

    Cai sữa

    % cai sữa

     4-8 tuần

    110

    03

    107

     

     

     

     

     

     

    8-13 tuần

    333

    18

    2

    313

    274

    3.191

    177

    3.014

    94,45

    1.820*

    95,03

    Trên 13 tuần

    141

    0

    0

    141

    141

    1.691

    92

    1.599

    94,56

    1.536

    96,06

    Tổng

    584

    21

    2

    561

    415

    4.882

    269

    4.613

    94,48

    3.356

    95,50

    Ghi chú: * Số lợn con cai sữa tính đến ngày lấy số liệu (18/6/2024).

     

    Kháng thể mẹ truyền cho con qua sữa đầu ở D8 đạt 83,33-100% (tùy tiêm 1 hay 2 mũi), cho thấy, cần thiết tiêm vắc xin HANVET ASF cho nái trước phối giống 4 tuần và nhắc lại (mũi 2) cho nái chửa 4-5 tuần trước đẻ, để con sơ sinh được bú sữa đầu có kháng thể chống bệnh.

     

    Vắc xin ASF của HANVET đã có những thành công bước đầu và triển vọng, đặc biệt là sử dụng tốt cho lợn nái sinh sản. Vắc xin ASF của HANVET được đặt tên là Vắc xin HANVET ASF. Là vắc xin nhược độc, đông khô có độ an toàn cao và khả năng tạo miễn dịch tốt, chống lại ASFv cường độc lưu hành tại nước ta. Vắc xin được chế tạo từ chủng ASFv yếu, phân lập tại thực địa Việt Nam, cải biến khuyết 12 gen, nhược độc hoàn toàn và khó có thể tái độc lực, được đặt tên là ASF-HV21.

     

    Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy trên dòng tế bào HPC. Toàn bộ quá trình sản xuất được thực hiện trên hệ thống thiết bị hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO và kiểm soát chặt chẽ từ con giống đến vắc xin thành phẩm.

     

    Vắc xin HANVET ASF được nghiên cứu bài bản, tối ưu hóa công thức, phù hợp cho từng đối tượng lợn để tạo ra 2 loại: dùng cho lợn thịt và nái sinh sản riêng biệt. Sau tiêm 4 tuần với một liều đơn, lợn sẽ có miễn dịch đáp ứng chống bệnh ASF. Độ dài miễn dịch hơn 4 tháng. Vắc xin có thể tiêm thẳng vào vùng dịch để hạn chế lây lan, giảm thiệt hại.

     

    Mỗi liều Vắc xin HANVET ASF dùng cho lợn thịt chứa 104.5 HAD50 và cho lợn nái chứa 104.0 HAD50  ASFv nhược độc chủng ASF-VH21, trong chất bổ trợ đặc biệt.

     

    Chỉ dùng dung dịch pha kèm để pha vắc xin. Căn cứ số liều ghi trên lọ vắc xin để pha sao cho mỗi liều có thể tích 2ml. Đường tiêm bắp sau gốc tai, mỗi liều 2ml.  Lợn thịt có thể dùng từ 4 tuần tuổi. Khi cần, tiêm nhắc lại sau 4 tháng. Lợn nái khuyến cáo tiêm trước phối giống 4 tuần và trước đẻ 4-5 tuần. Đóng gói: Lọ đông khô 1 liều, 5 liều, 10 liều hay 25 liều, kèm dung môi pha.

     

    Ngày 14/6/2024, HANVET đã tổ chức hội thảo giới thiệu Vắc xin HANVET ASF. Những kết quả nghiên cứu, kiểm nghiệm đánh giá thực địa ban đầu là rất khả quan và được trình bày, thảo luận sôi nổi. Hy vọng, vắc xin HANVET ASF sẽ là một đột phá về sử dụng “An toàn và Hiệu quả” chống bệnh ASF.

     

    TS. Nguyễn Đức Lưu – Công ty Hanvet

    1 Comment

    1. Vo anh tuan

      Tôi muốn mua ở Tây Ninh

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.