Giá heo hơi xuống thấp hơn giá thành, người chăn nuôi mong muốn được phép xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc dù biết còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực trạng này cho thấy rõ những bất cập mà chăn nuôi heo đang gặp phải, khi mà con đường xuất khẩu chính ngạch chưa rộng mở.
- Xuất khẩu thịt heo 6 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 3 con số
- Việt Nam xuất khẩu thịt heo sang thị trường Hồng Kông
- Xuất khẩu thịt heo tăng mạnh
Theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong tháng 9/2022, giá heo hơi trên cả nước dao động trong khoảng 54.000-69.000 đồng/kg, giảm 5.000-10.000 đồng/kg so với cuối tháng 8/2022. Trong những ngày gần đây, giá heo hơi tiếp tục giảm mạnh. Ngày 17/10, giá chỉ dao động quanh mức 50.000 – 61.000 đồng/kg.
Heo hơi xuống giá, người chăn nuôi thua lỗ
Chia sẻ với VnBusiness, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho hay giá heo hơi đang xuống dưới mốc 60.000 đồng/kg. Với mốc này, người chăn nuôi không có lãi, vì giờ giá thành chăn nuôi ở mức từ 60.000 – 65.000 đồng/kg do giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng mạnh.
Người chăn nuôi mong muốn được xuất khẩu heo hơi để ‘”chặn đà” giảm của giá.
Ông Đoán nhớ lại cách đây mấy tháng, khi giá heo hơi lên mốc 70.000 đồng/kg, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, siết chặt việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, sau đó giá heo hơi giảm mạnh.
Về lo ngại nếu cho xuất khẩu dễ xảy ra tình trạng nguồn cung thiếu hụt có thể đẩy giá heo hơi tăng mạnh, từ đó tác động tới chỉ số lạm phát, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng giá heo hơi thấp thế này chứng tỏ cung vượt cầu, nếu ở trên giá thành sản xuất thì lúc đó mới thiếu nguồn cung. Do vậy, Nhà nước cần cân đối tỷ lệ heo hơi xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc với nhu cầu tiêu thụ trong nước, làm sao để giá heo hơi bán ra trên giá thành, chứ như tình hình hiện nay thì khó khăn cho người chăn nuôi.
“Trước năm 2020, người chăn nuôi cảm thấy mức giá trên là có lãi nhưng giờ thì lỗ do giá thức ăn chăn nuôi đã tăng 40%, chi phí dịch vụ tăng thêm 10%”, ông Đoán chia sẻ.
Về cơ hội khi được xuất khẩu heo hơi trở lại, ông Đoán cho biết giá heo hơi bình quân của Trung Quốc hiện 90.000 đồng/kg, cao hơn Việt Nam 30.000 đồng/kg; giá heo hơi Thái Lan là 80.000 đồng/kg. Xuất khẩu heo sang Thái Lan hơi khó vì nước này siết chặt nhập khẩu, nhưng với thị trường Trung Quốc, nhu cầu là rất lớn.
Do đó, ông Đoán kiến nghị nên xem xét cho xuất heo qua thị trường Trung Quốc để cải thiện giá trong nước. “Từ nay đến cuối năm nếu không có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, tiếp tục khóa chặt đầu mối xuất khẩu thì giá heo có thể càng giảm, người nuôi chịu nhiều áp lực mà bỏ chuồng”, ông Đoán bày tỏ lo ngại.
Với “bài toán” xuất khẩu chính ngạch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho hay đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu chính ngạch với sản phẩm thịt heo còn rất khó khăn, nhưng trước mắt xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng giải quyết khó khăn cho người chăn nuôi heo.
“Đứng ở góc độ nông dân, tôi mong muốn cơ quan quản lý xem xét, tạo sự công bằng cho người chăn nuôi heo. Tại sao sản phẩm cây ăn trái, nông sản được xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, mà heo hơi lại bị cấm, để rồi người chăn nuôi thua lỗ”, ông Đoán chia sẻ.
Thực trạng này cho thấy rõ những bất cập mà chăn nuôi heo, khi mà con đường xuất khẩu chính ngạch vẫn chưa rộng mở. Mặc dù, dư địa của chăn nuôi trong xuất khẩu là rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam tích cực tham gia các hiệp định thương mại.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho biết Việt Nam đã ký kết 17 FTA, trong đó có các FTA nổi bật như CPTPP, EVFTA… Điều này tạo ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề về giá bán và vùng chăn nuôi an toàn vẫn đang là rào cản lớn khiến thịt heo Việt Nam vẫn chưa được đẩy mạnh xuất khẩu.
Xuất khẩu chính ngạch khó cạnh tranh về giá
Theo ông Chinh, giá thịt heo ở Việt Nam đang khó cạnh tranh với các nước khác. Cụ thể, giá thành thịt heo ở Việt Nam khoảng 65.000 – 70.000 đồng/kg, tương đương 3 USD/kg trong khi giá heo ở Mỹ ở mức 1,1 USD/kg – con số này thậm chí còn thấp hơn cả giá thành nuôi của các nghiệp lớn (khoảng 2 USD/kg).
Sở dĩ, giá thành nuôi heo ở Việt Nam cao do nước ta phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi đó chi phí này chiếm tới 65 – 70% cơ cấu giá thành nuôi heo.
Hiện, Việt Nam chưa có cơ sở, vùng chăn nuôi heo đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Các trang trại lớn, khép kín nằm xen kẽ với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đủ điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh. Do đó, việc kiểm soát tuyệt đối rủi ro dịch bệnh rất khó và giấc mơ xuất khẩu thịt heo càng trở nên xa vời.
Còn theo đại diện Công ty CP Phát triển chăn nuôi Hòa Phát, thời gian qua cơ quan quản lý nhà nước đã xây dựng bộ tiêu chuẩn về chăn nuôi nhưng cần xem những điều điều kiện này đã thực sự bám sát thực tế, đặc biệt là khoảng cách giữa các trại. Việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh không chỉ nằm ở tiêu chuẩn mà còn khâu kiểm tra chặt và liên tục.
“Bản thân trang trại doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống an toàn rất chặt chẽ. Nhưng trong quá trình vận hành chỉ cần lơ là một chút là đã có nguy cơ rồi chứ chưa nói đến nông hộ. Khi xây dựng vùng an toàn dịch bệnh rồi thì cần cơ chế kiểm soát và tần suất xử lý vi phạm, để đạt được vùng an toàn sinh học là điều quan trọng không kém”, ông Khánh chia sẻ.
Đã có kinh nghiệm xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật, song ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus cho biết, doanh nghiệp vẫn đang khá loay hoay với bài toán xuất khẩu heo. Theo Phó Tổng Giám đốc De Heus, doanh nghiệp này đang vận hành nhà máy giết mổ heo 2.500 con/ngày, công suất lớn có thể hướng xuất khẩu nhưng còn vướng mắc. Bên cạnh đó, việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh còn khó khăn. Vì vậy, De Heus mong muốn Bộ NN&PTNT cùng các địa phương cần phải công khai kế hoạch về việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở khu vực nào, để doanh nghiệp tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi ngay tại địa phương.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 11,53 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 50,18 triệu USD, giảm 4,1% về lượng, nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thịt heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất và chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông.
Nhật Linh
Nguồn tin: VnBusiness
Ông Phùng Đức TiếnThứ trưởng Bộ NN&PTNT
Khó khăn thách thức là có, nhưng thời cơ với ngành chăn nuôi đã xuất hiện. Đặc biệt, tới đây cần xem có bao nhiêu dự án đầu tư vào chăn nuôi theo chuỗi khép kín, quy mô công suất chế biến thế nào. Từ đó, các đơn vị trực thuộc trong Bộ có kế hoạch xúc tiến xuất khẩu. Nếu chỉ quan tâm thị trường trong nước, không quan tâm tới thị trường nước ngoài, gắn chăn nuôi phát triển theo chuỗi, “nước đến chân mới nhảy” thì đến lúc sản lượng nhiều, ngành chăn nuôi lại phải giải cứu. Bài học giải cứu heo năm 2017 là thực tế cần phải ghi nhớ.
Ông Phan Ngọc ẤnChủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc BaF Việt Nam
Nhu cầu xuất khẩu thịt là yêu cầu tất yếu, chúng tôi sẵn sàng chăn nuôi toàn bộ chuỗi theo tiêu chuẩn VietGAP, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn thủ tục xuất khẩu cần được khơi thông, thông tư hướng dẫn ra sao để tạo nhiều điều kiện cho BaF cũng như các công ty có thể xuất khẩu được sang các nước.
Ông Trần Lâm SinhPhó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai
Trước đây (giai đoạn 2015-2016), Trung Quốc là thị trường chủ lực nhập khẩu thịt heo của Việt Nam, nhưng từ năm 2017 đến nay, việc xuất khẩu sang Trung Quốc gần như “đóng băng”, khiến đầu ra của doanh nghiệp khó khăn. Sở NN&PTNT Đồng Nai kiến nghị Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ đàm phán với Trung Quốc mở thị trường chính ngạch, nếu chỉ 1-2 tỉnh ở Trung Quốc tiêu thụ thịt heo thì cơ hội xuất khẩu của Việt Nam rất lớn.
- xuất khẩu thịt heo li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Xúc tiến xuất khẩu tiểu ngạch nhanh lên để cứu nông dân nói riêng ngành chân nuôi nói chung.
Hiện tại đàn heo quá lứa trong dân còn nhiều, vì biên độ giá heo hơi chênh lệch quá lớn. Việc xuất khẩu heo lúc này nhằm giảm bớt lượng heo quá lứa không gãy thiếu heo như năm 2019, lúc này nên xem là cơ hội để tăng thu nhập cho dân Việt Nam, vì người chăn nuôi có lãi sẽ kéo theo nhu cầu về xây dựng, giải quyết việc làm rất nhiều ngành nghề liên quan. Điều cốt lỗi là đem lại ngoại tệ cho quốc gia, việc bình ổn giá lúc này là hà nước bỏ tiền ra đặt cọc trước các công ty chăn nuôi để đủ nguồn cũng trong từng kf hạn nếu có dư thì xuất khẩu.