[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Thú y, 6 tháng đầu năm 2022, việc sản xuất vắc xin Dịch tả lợn châu Phi, Viêm da nổi cục, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng có nhiều tín hiệu đáng mừng.
Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC (Ảnh: Phạm Huệ)
Cụ thể, với vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đã cấp Giấy chứng nhận lưu hành vắc xin Dịch tả lợn châu Phi NAVET-ASFVAC cho Công ty Navetco và tổ chức Lễ công bố vắc xin DTLCP vào ngày 03/6/2022; tổ chức giám sát chất lượng; ngày 06/7/2022 tổ chức họp với các tỉnh, các doanh nghiệp về sử dụng 600.000 liều vắc xin NAVET-ASFVAC từ tháng 7/2022.
Cục Thú y cũng đã báo cáo Lãnh đạo Bộ về việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành vắc xin AVAC ASF LIVE (Vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi nhược độc, đông khô) của Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam; dự kiến cấp phép vào tháng 7/2022.
Cùng với đó, Cục đã tổ chức thẩm định giống vi rút vắc xin và kiểm nghiệm 03 lô vắc xin Dịch tả lợn châu Phi của Công ty Dabaco
Đối với vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục: Vắc xin đậu dê nhược độc đông khô của Công ty Navetco sản xuất đang tiến hành khảo nghiệm phòng bệnh viêm da nổi cục theo Quyết định khảo nghiệm số 93/QLT-KN ngày 26/11/2021.
Vắc xin Avac LSD Live phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam sản xuất đã có kết quả kiểm tra chất lượng trong phòng kiểm nghiệm đạt yêu cầu về trùng, an toàn và hiệu lực; đang tiến hành các thủ tục để khảo nghiệm trên thực địa theo quy định.
Sản xuất, nhập khẩu, cung ứng các loại vắc xin quan trọng cũng đạt kết quả tốt. Cụ thể, đối với vắc xin Cúm gia cầm, đã cung ứng 261,5 triệu liều; đang bảo quản tại kho của doanh nghiệp 68,8 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong quý 3 là 160 triệu liều.
Vắc xin Lở mồm long móng đã cung ứng 22,6 triệu liều; đang bảo quản tại kho của doanh nghiệp 10 triệu liều và dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong quý 3 là 11 triệu liều.
Vắc xin Tai xanh đã cung ứng 17 triệu liều; đang bảo quản tại kho của doanh nghiệp 7 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong quý 3 là 9 triệu liều.
Vắc xin Viêm da nổi cục đã cung ứng 1,5 triệu liều; đang bảo quản tại kho của doanh nghiệp 861,780 liều và kế hoạch nhập quý 3 là 01 triệu liều.
Vắc xin Dại đã cung ứng 6 triệu liều; đang bảo quản tại kho của doanh nghiệp 2,1 triệu liều và dự kiến sản xuất, nhập khẩu trong quý 3 là 01 triệu liều.
Hà Ngân
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất