Ngành Chăn nuôi thời gian qua có nhiều thay đổi ở Việt Nam. Điều này kéo theo sự dịch chuyển lớn, rõ nét về số lượng giữa nhóm người chọn học ngành chăn nuôi và ngành thú y ở các cơ sở đào tạo; cũng như sự phân hóa đầu ra giữa nhóm người chọn nghề thú nuôi (Farm Animals) và thú cưng (Pets) dần được hình thành ở thị trường lao động. Vì vậy, Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ đã phối hợp với các Trường và Doanh nghiệp tổ chức thành công chương trình “Định hướng nghề Chăn nuôi-Thú y” cho sinh viên bằng hình thức tọa đàm.
Ngày 10/02/2023, tại Trường ĐH Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai, chương trình “Định hướng nghề Chăn nuôi – Thú y” tổ chức đã thu hút được gần 500 sinh viên ngành thú y các khóa tham dự.
Sự kiện được chủ trì bởi PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa (Chủ tịch Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ), TS. Lê Thanh Phương (Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Emivest Việt Nam), BSTY. Trần Thanh Hiền (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty TNHH Nanovet Pharma), CN Thân Ngọc Tú (Trưởng Phòng Nhân sự, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam), và ThS. Phạm Thị Huê (Phó Trưởng Bộ môn phụ trách ngành Chăn nuôi-Thú y, Trường ĐH Lâm Nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai).
TS. Mai Hải Châu, Phó giám đốc Phân hiệu Đồng Nai (Trường ĐH Lâm Nghiệp) phát biểu khai mạc
Các diễn giả trong chương trình ở Trường Đại học Lâm Nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
Đông đảo sinh viên tham dự và đặt câu hỏi
Ban Tổ chức và các em sinh viên Trường Đại học Lâm Nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai chụp ảnh lưu niệm
Tại Trường ĐH Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long, chương trình được tổ chức vào ngày 4/3/2023 dưới sự tham gia của các diễn giả gồm PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa, TS. Nguyễn Kim Quyên (Trưởng Khoa Nông nghiệp-Thủy sản), TS. Phạm Thị Thu Hồng (Trưởng Bộ môn Thủy Sản, Gíam đốc Trung tâm Khoa học Công nghệ Cửu Long, Trường ĐH Cửu Long), ThS. Nguyễn Đức Dũng (Gíam đốc ngành hàng vắc xin ngành hàng gia cầm Boehringer Ingelheim Việt Nam) và BSTY. Nguyễn Trương Đăng Khoa (Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Thú y Thịnh Vượng). Ngoài việc định hướng nghề, các diễn giả còn chia sẻ thêm các chủ đề về “Vai trò công tác thú y trong phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam” và “Vì một sức khỏe – One health”.
TS Nguyễn Kim Quyên – Trưởng Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Đại học Cửu Long giới thiệu sơ lược về Khoa, các ngành nghề đào tạo và cơ hội việc làm của sinh viên khi tốt nghiệp ra trường. TS. Nguyễn Kim Quyên nhấn mạnh: Khoa luôn quan tâm, hỗ trợ các em sinh viên trong định hướng học tập, cơ hội việc làm, giúp các em luôn vững chắc niềm tin vào ngành học đã chọn. Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận và giao lưu các diễn giả là các PGS, TS đầu ngành về lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y và các ngành liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp.
TS. Đặng Thị Ngọc Lan – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long
Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS. Đặng Thị Ngọc Lan – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long cho biết: Trường Đại học Cửu Long là trường đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, ngành Thú y chỉ bắt đầu đào tạo từ năm 2022. Đây là ngành mới của trường cho nên cả giảng viên và sinh viên chưa có cơ hội được tiếp cận nhiều với các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y. Qua buổi tọa đàm “Định hướng nghề Chăn nuôi – Thú y”, giúp sinh viên ngành Thú y có định hướng rõ về vị trí công việc, biết được những vấn đề thực tiễn của ngành mình đang học. Bên cạnh đó, vấn đề các bạn sinh viên đặc biệt quan tâm sau khi ra trường là cơ hội việc làm và định hướng nghề nghiệp. Hy vọng các em sẽ tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích và có định hướng đúng đắn, tự tin trong ngành nghề mà các em đã chọn.
Thầy Cô và các diễn giả tại buổi tọa đàm ở Trường Đại học Cửu Long
Sinh viên Trường Đại học Cửu Long trao đổi với diễn giả
Ban Tổ chức cùng các em sinh viên Trường Đại học Cửu Long chụp ảnh lưu niêm
Hi vọng sau các buổi hội thảo, các em sinh viên sẽ có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn để xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch học tập-rèn luyện đúng đắn, vững bước vào nghề. Chương trình dự kiến sẽ được tiếp tục lan tỏa ở các Trường có chuyên ngành Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng, góp một phần cho sự bền vững của ngành Nông nghiệp.
Trần Hồng Mi
Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất