[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 28/6/2019, tại Hà Nội, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2019-2024.
Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) được thành lập năm 2003. Hiện nay, Hiệp hội có 280 hội viên bao gồm các hội viên tập thể và hội viên cá nhân, trong đó khối doanh nghiệp, trang trại chiếm tỷ lệ lớn (từ sản xuất con giống, thức ăn, thuốc thú y, chăn nuôi, chế biến sản phẩm gia cầm). Hiệp hội hội viên chính thức của Phòng công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Liên đoàn sản xuất gia cầm ASEAN, Hội viên Hiệp hội gia cầm thế giới.
Toàn cảnh Đại hội
Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA (2013-2018) cho biết, trong nhiệm kỳ vừa qua, việc chia sẻ khó khăn và tìm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Hiệp hội là mối quan tâm lớn nhất của Hiệp hội. VIPA đã hỗ trợ về thông tin, định hướng hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể VIPA đã thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, thương mại trong và ngoài nước để kịp thời để chia sẻ cho các doanh nghiệp, trang trại hội viên để tham khảo xây dựng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
VIPA đồng hành với các doanh nghiệp, đơn vị và bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, các quy định của Bộ ngành để phổ biến đến các hội viên.VIPA tích cực một số doanh nghiệp làm các thủ tục hành chính, khoa học để cơ quan có thẩm quyền công nhận tiến bộ kỹ thuật đối với con giống và các sản phẩm khác (công ty Minh Dư, công ty Cao Khanh…)
Thông qua tạp chí của Hiệp hội đã hỗ trợ truyền thông, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp/đơn vị…Hàng năm, Hiệp hội là đầu mối tổ chức cho các Doanh nghiệp tham dự các Hội chợ, triển lãm t rong lĩnh vực chăn nuôi, như Hội chợ VIETSTOCK, INDEX,…Để hỗ trợ các doanh nghiệp, VIPA rất coi trọng các Hội thảo, đào tạo tập huấn ngắn hạn. Ngoài ra, Hiệp hội duy trì tổ chức 2-3 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi gia cầm về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh.Cùng với đó, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng tổ chức lễ bình chọn và trao đổi sản phẩm vàng chăn nuôi gia cầm Việt Nam và sản phẩm vàng chăn nuôi gia Việt Nam.
VIPA cũng tích cực Tư vấn phản biện xã hội, cụ thể đã tham gia tích cực góp ý xây dựng Dự thảo Luật Chăn nuôi, Chiến lược phát triển chăn nuôi, tham gia góp ý về chính sách Phát triển nông nghiệp; thường xuyên kiến nghị Bộ NN&PTNT, Tổng cục Hải quan về xây dựng hàng rào kỹ thuật trong nhập khẩu thịt gia cầm và kiểm soát hàng đông lạnh tạm nhập – tái xuất…
Cùng với đó, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã giữ vững và phát triển quan hệ hợp tác với Hội đồng xuất khẩu gia cầm và trứng Hoa Kỳ, Văn phòng Nông nghiệp đối ngoại – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tại Hà Nội, Viện phát triển giáo dục Hoa Kỳ,…
Nhiệm kỳ 2019-2024 có nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi Hiệp hội phải đổi mới toàn diện về nội dung và phương thức hoạt động của Hiệp hội, lấy năm 2019 là năm khởi đầu của sự Đổi mới toàn diện không ngừng hoạt động của Hiệp hội với phương châm “Đoàn kết, Đổi mới, sáng tạo, không ngừng phát triển”.
Một số nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới của Hiệp hội như: Hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, giới thiệu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các hội viên. Phấn đấu trong nhiệm kỳ 2019-2024 sản xuất, kinh doanh của các hội viên tăng khoảng 10%/năm trên các tiêu chí như tổng đàn, doanh thu và lợi nhuận. Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế.
Ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại Đại hội
Phát biểu tại Đại hội, ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết: “Bộ NN&PTNT chúc mừng những kết quả mà VIPA đã đạt được trong thời gian qua. 6 tháng đầu năm 2019 ngành nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Song với sự quyết tâm của Chính phủ và toàn ngành, ngành nông nghiệp vẫn vượt khó và duy trì đà tăng trưởng khá. Cụ thể, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt khoảng 2,7 – 2,9% so cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nông nghiệp (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi) tăng khoảng 1,68%; lâm nghiệp tăng khoảng 4,53%; và thủy sản tăng khoảng 6,5%. Tình hình 6 tháng cuối năm cũng sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhất là chăn nuôi. Do đó phải nỗ lực để xoay chuyển tình thế, cơ cấu lại ngành chăn nuôi, tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc và gia cầm. Chính vì thế Đại hội có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Mong muốn Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm bước thêm những bước dài, sâu hơn nữa để phát triển chăn nuôi gia cầm gắn với chế biến và xuất khẩu.”.
Ban chấp hành Đại hội nhiệm kỳ 2019-2024 chụp ảnh lưu niệm
Đại hội đã bầu Ban chấp hành khóa 4 gồm 57 người, TS Nguyễn Thanh Sơn tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2024. Các Phó Chủ tịch: ông Phan Văn Lục, bà Đào Tú Khanh, ông Nguyễn Văn Trọng, ông Lê Văn Dư – khu vực miền Trung và Tây Nguyên; ông Đàm Văn Hoạt – phụ trách Văn phòng phía Nam. Đại hội đã thống nhất đổi tên Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam thành Hiệp hội gia cầm Việt Nam.
Cũng trong Đại hội, nhiều cá nhân, tập thể được nhận bằng khen của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, Bộ NN&PTNT về những đóng góp lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm:
Trần Ngân
- chăn nuôi gia cầm li>
- hiệp hội chăn nuôi li>
- ngành chăn nuôi li>
- ngành chăn nuôi gia cầm li>
- hội chăn nuôi gia cầm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Tôi muốn tham gia vào hiệp hội gia cầm , tôi phải làm thế nào? Cảm ơn!