[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các doanh nghiệp như C.P, Cargill, Guyomarc’h-VCN, Vina , BB Sun Việt Nam, ABC Việt Nam… đã có thông báo chính thức gửi đại lý và khách hàng về việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi. Theo đánh giá, tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi (TACN) thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 6-7 đợt, tùy doanh nghiệp.
Cụ thể, Vina miền Bắc (nhà máy Hải Dương và Hà Nam) trong thông báo ngày 05 tháng 5 do chủ tịch HĐQT VinaFeed miền Bắc ông Phạm Đức Luận kí, ghi rõ:
Để phù hợp với tình hình giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao và để đảm bảo tốt nhất tới thị trường, Công ty Vina Miền Bắc tăng giá đối với tất cả các sản phẩm của thương hiệu VINA, thực hiện đối với cả 02 nhà máy Vina Hải Dương và Hà Nam: Cụ thể, sản phẩm 100S tăng giá 3.000 đồng/kg; các sản phẩm còn lại (bao gồm cả cám cá) tăng giá 300 đồng/kg. Việc điều chỉnh giá này thực hiện từ ngày 10/5/2021 cho đến khi có thông báo mới.
Còn Công ty TNHH Guyomarc’h-VCN cho biết, cũng cho do nguyên liệu ngày càng tăng cao nên công ty buộc phải tăng giá bán đối với sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm thương hiệu PRESENCE, COFNA, EVIALIS như sau:
1. Các loại thức ăn đậm đặc cho heo và gà: tăng 400 đồng/kg;
2. Các loại thức ăn hỗn hợp cho heo con: tăng 400 đồng/kg.
3. Các loại thức ăn hỗn hợp cho heo nái và heo thịt: tăng 350 đồng/kg.
4. Các loại thức ăn khác: tăng 300 đồng/kg.
Trong thông báo, đại diện doanh nghiệp này còn bày tỏ: “Công ty luôn ý thức được là trong bối cảnh giá nguyên liệu ngày càng tăng cao nhưng giá sản phẩm chăn nuôi không ổn định sẽ sẽ có nhiều khó khăn đối với Quý khách hàng và Công ty. Nhưng trước mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của cả hai bên, Công ty mong mỏi sự cộng tác chặt chẽ của Quý khách hàng để có thể vượt qua thời điểm khó khăn này. Khi giá nguyên liệu giảm xuống, Công ty sẽ xem xét điều chỉnh lại giá bán của các sản phẩm trên. Giá này sẽ áp dụng kể từ ngày 07/05/2021 đối với cả nhà máy Bình Dương, Đồng Tháp và tất cả các kho trung chuyển”.
Công ty Cổ phần ABC Việt Nam cũng thông báo điều chỉnh giá bán sản phẩm TACN cao cấp ABC, Hoàng Phát do Công ty sản xuất như sau: Mã sản xuất Baby 01 tăng 4.000 đồng/kg; hỗn hợp ăn tập ăn: tăng 1.000 đồng/kg; mã các sản phẩm H56A, H56S, A2A, GT1 tăng 6000 đồng/kg; các loại còn lại tăng 330 đồng/kg và thời gian áp dụng từ 6h00 ngày 03/05/2021.
Công ty TNHH Cargill Việt Nam ngày 28/4/2021 đã thông báo đến khách hàng thủy sản miền Nam và miền Bắc việc tăng giá 250 đồng/kg cho sản phẩm cá Tra; tăng 300 đồng/kg cho sản phẩm cá tra giống, cá lóc, cá Thát lát, Ếch; tăng 400 đồng/kg cho sản phẩm cá vảy; tăng 500 đồng/kg cho sản phẩm cá chép (sản phẩm 7924). Thời gian áp dụng từ ngày 05/05/2021.
C.P Việt Nam cũng thông báo tăng giá sản phẩm thức ăn từ ngày 05/05/2021, cụ thể:
Tăng 400 đồng/kg thức ăn cho cá nhãn hiệu CP 994#; tăng 500 đồng/kg (áp dụng cho thức ăn cá rô đồng nhãn hiệu CP 992#, cá Tra, Ba Sa nhãn hiệu Big Feed 8933, Ếch nhãn hiệu CP 996# và Star Feed 596#, cá Thát Lát Turbo 891#, cá Lóc CP 998#, Star Feed 598#, cá Chép CP 991, cá Trê vàng Star feed 595Y.
Tăng 600 đồng/kg áp dụng cho các Rô phi, Điêu hồng CP 995#, Star Feed 595#)
Tăng 700 đồng/kg áp dụng cho cá giống Higarde 9991, CP 9901.
Hà Ngân
Giá thức ăn chăn nuôi tăng là do giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liên tục tăng. Theo Cục Chăn nuôi, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong Quý II/2021, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1000 đồng/kg), tùy loại để đạt được mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại, khi đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể sẽ lên mức 11,000-11.300 đồng/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá bán thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất