[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cơ cấu nguồn cung thịt lợn năm 2022 cho thấy, doanh nghiệp nội chỉ chiếm 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38%, doanh nghiệp FDI chiếm 43%.
Đó là thông tin được cung cấp tại hội nghị “Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vưng trong tình hình mới” do Bộ NN&PTNT tổ chức, ngày 27/7/2023, tại Hà Nội.
Hội nghị “Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn và giải pháp phát triển bền vưng trong tình hình mới
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong nước (như Dabaco, Masan, Xuân Thiện, Tân Long, Thiên Thuận Trường, Mavin, Greenfeed, Trường Hải, Hòa Phát…) và các doanh nghiệp FDI (CP, Japfa Comfeed, New Hope, CJ, Sunjin, Emivest…) tiếp tục đầu tư vào chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại, tiếp cận theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm chăn nuôi khép kín. Riêng năm 2022, có 81 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi với số vốn hơn 2,2 tỷ USD (chiếm hơn 12% tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam).
Cả nước có 467 cơ sở sản xuất và cung cấp lợn giống với 240 cơ sở nuôi giữ lợn nái giống cụ kỵ (GGP), ông bà (GP), trong đó các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong nước có 116 cơ sở với tổng đàn nái trên 48 nghìn con, chiếm 48,3% tổng cơ sở giống và 35,0% tổng đàn nái GP, GGP trong cả nước.
Các doanh nghiệp FDI (CP, Japfa Comfeed …) có 124 cơ sở với tổng đàn nái có trên 89 nghìn con, chiếm 51,6% tổng số cơ sở giống và 65,0% tổng đàn nái GP, GGP của cả nước. Năm 2022, cả nước có khoảng 74,9 nghìn con lợn đực giống. Trong đó, số lợn đực sản xuất tinh để phối giống nhân tạo là 35,9 nghìn con (chiếm 48,0%); đàn lợn đực giống phối trực tiếp là 38,9 nghìn con (chiếm 52,0%), chủ yếu nuôi trong dân.
Cơ cấu nguồn cung thịt lợn năm 2022 cho thấy, doanh nghiệp nội chỉ chiếm 19%, hộ chăn nuôi chiếm 38%, doanh nghiệp FDI chiếm 43% (theo báo cáo của Chứng khoán Vietcombank -VCBS) .
Đối với cơ cấu đàn lợn nái trong các loại hình chăn nuôi lợn, năm 2022, đàn lợn nái sinh sản ước đạt 3,03 triệu con, tăng 8% so với năm 2021. So với năm 2016 – năm đàn lợn nái đạt đỉnh với 3,6 triệu con thì quy mô đàn nái của các công ty đã mở rộng gấp hơn 2 lần. Trong đó, khu vực công ty đóng góp 37,2% tổng đàn nái nhưng do hiệu suất sinh sản của nái cao và điều kiện chuồng nuôi tốt hơn nên khu vực này đóng góp 47% tổng lượng lợn thịt xuất chuồng năm 2022 (tương ứng 19 triệu con so với tổng số 41 triệu con xuất chuồng, tăng hơn 18% so với năm 2021).
Chăn nuôi chuyển dịch mạnh theo xu hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ ở hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm, riêng năm 2019-2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15-20%. Hiện nay sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%; sản lượng lợn sản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại đạt chiếm 60-65%.
Theo Cục Chăn nuôi, xu hướng tất yếu của chăn nuôi lợn hiện nay là chuyển từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ (nông hộ) sang chăn nuôi trang trại và chăn nuôi trang trại kết hợp với liên kết HTX, tổ hợp tác (liên kết ngang), liên kết giữa các khâu và liên kết theo chuỗi khép kín (liên kết dọc) trong đó doanh nghiệp là trung tâm. Do đó số lượng hộ chăn nuôi lợn có quy mô nhỏ giảm dần theo các năm do quy mô nhỏ không cạnh tranh được về giá thành, chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trước xu hướng đó, phải khẳng định chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ không bị mất đi hoàn toàn, vì đó là sinh kế của hàng triệu hộ chăn nuôi được hình thành bao đời nay. Tuy nhiên, nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ muốn đứng vững buộc phải liên kết với nhau nhằm tăng sức mạnh để trở thành thành viên của tổ nhóm, HTX, hoặc liên kết với doanh nghiệp. Còn muốn đứng vững độc lập thì các hộ chăn nuôi buộc phải chăn nuôi chuyên nghiệp hoặc chăn nuôi con đặc sản, quý hiếm có giá trị cao, chăn nuôi hữu cơ, sinh thái gắn với dụ lịch.
TÂM AN
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 tăng khoảng 2,5% so với cùng thời điểm năm 2022.
Năm 2022, tổng đàn lợn vùng Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước tăng ~14%, tiếp đến là ĐBSCL ~10%, Tây Nguyên ~9%. Đồng bằng Sông Hồng gần như giữ nguyên số lượng đàn lợn so với năm 2021 khi chỉ tăng ~0,5%. Tổng đàn lợn (không tính lợn con theo mẹ) là 24,68 triệu con; đàn nái 3,03 triệu con; trong đó đàn nái cụ kỵ, ông bà là 137.000 con; lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 4,521 triệu tấn.
- chăn nuôi lợn li>
- FDI li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất