[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Doanh nghiệp sản xuất TĂCN sẽ phải tự công bố chất lượng sản phẩm lên website của Bộ NN&PTNT; đồng thời phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đã công bố.
Doanh nghiệp sản xuất TĂCN sẽ phải tự công bố chất lượng sản phẩm và đăng tải lên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT, đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đã công bố.
Thông tin trên được ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết tại Hội nghị Đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và phổ biến một số quy định mới về quản lý thức ăn chăn nuôi. Hội nghị do Cục Chăn nuôi tổ chức ngày 28/9/2018 tại Hà Nội.
Ông Dương nhấn mạnh, đây là điểm mới và nổi bật nhất của Nghị định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Từ nay, doanh nghiệp chỉ cần hoàn thiện việc công bố chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (chiếm 90% khối lượng sản phẩm thức ăn đang lưu hành) và đăng tải trên website của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là được phép sản xuất. Còn về phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm việc công bố chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định: “Thay đổi này là rất tiến bộ, bởi hiện chỉ có một số nước như Canada, Hoa Kỳ… đã áp dụng. Tôi cho rằng, việc này sẽ được các doanh nghiệp rất ủng hộ, nhưng ngược lại, trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ cao hơn trước bởi “án tại hồ sơ”. Nếu doanh nghiệp đã công bố chất lượng sản phẩm mà sau hậu kiểm phát hiện sai phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm”.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tăng cường kiểm tra thức ăn bổ sung (chiếm 10% khối lượng sản phẩm thức ăn đang lưu hành), bởi nguy cơ rất cao vì chất cấm, hoá chất công nghiệp, kháng sinh… đều nằm trong sản phẩm này.
Ông Dương dẫn chứng, nếu muốn tìm kiếm một sản phẩm thức ăn chăn nuôi thì chỉ cần lên website của Bộ NN&PTNT gõ tên sản phẩm là sẽ ra được đơn vị sản xuất, chất lượng sản phẩm, thành phần, đối tượng sử dụng… đây chính là việc áp dụng theo Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
HƯƠNG GIANG
Cả nước hiện có 245 nhà máy sản xuất TĂCN
Hiện, cả nước có 245 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi (nếu tính cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thì con số này còn lớn hơn nhiều); trong đó có 171 doanh nghiệp trong nước, 71 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và 3 doanh nghiệp liên doanh. Tính đến tháng 8/2018, sản lượng thức ăn chăn nuôi do các doanh nghiệp FDI và liên doanh là 17,1 triệu tấn; doanh nghiệp trong nước đạt 5,2 triệu tấn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, hiện nay hạ tầng của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi rất hiện đại, đứng đầu các nước trong khu vực ASEAN, với công suất thiết kế đạt trên 31 triệu tấn/năm. Trong khi đó, hàng năm mỗi doanh nghiệp lớn lại cho ra đời 1 nhà máy mới. Dự báo, đến năm 2020 công suất có thể đạt hơn 40 triệu tấn/năm.
- tacn li>
- sản xuất thức ăn chăn nuôi li>
- doanh nghiệp TĂCN li>
- ngành thức ăn chăn nuôi li>
- chất lượng sản phẩm TĂCN li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất