[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Học tập Bác ở đức tính cần cù trong lao động ông Đinh Văn Nhứt (70 tuổi) ở thôn Nước Min, xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) là gương sáng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhờ tinh thần chăm chỉ, nhạy bén trong sản xuất nông nghiệp để vươn lên thoát nghèo.
Ông Đinh Văn Nhứt chăm chỉ, nhạy bén trong chăn nuôi, trồng trọt làm giàu cho gia đình
Chăm chỉ, nhạy bén trong lao động sản xuất
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, ông nhiều lần trăn trở, khát vọng vươn lên thoát nghèo trên chính mãnh đất quê hương. Ông Nhứt chủ động nâng cao hiểu biết, kỹ thuật trong sản xuất bằng việc tích cực tham gia các lớp tập huấn về phát triển nông nghiệp, tự tìm tòi học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Khi tích lũy được chút kinh nghiệm, ông Nhứt bàn với vợ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi trâu, bò, heo để có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Tận dụng đất rộng vườn đồi sẵn có, ông xây dựng chuồng trại để vật nuôi có chỗ mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, trồng cỏ để tăng cường thêm thức ăn xanh cho đàn gia súc của mình.
Đến nay, gia đình ông Nhứt sở hữu đàn trâu 8 con, 8 con bò và 10 con heo… Với phương châm “lấy chăn nuôi, nuôi trồng trọt”, được sự hỗ trợ tận tình của các cấp, ngành, địa phương, ông Nhứt vay mượn thêm vốn để đầu tư trồng những loại cây có giá trị kinh tế như: Cau, quế, keo… Hiện tại gia đình ông đã sở hữu gần 15 ha keo, trong đó có 6 ha gần đến kỳ thu hoạch, 1 ha cây cau đã cho quả và 1 ha cau đang được 2 năm tuổi. Hàng trăm gốc quế lớn, nhỏ. Đồng thời, ông cũng trồng nhiều vườn cây chuối xen mít, trồng cây Sưa… Tính bình quân mỗi năm gia đình ông Nhứt thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ chăn nuôi và những loại cây này.
“Bắt tay vào làm khó khăn lắm, nhưng nói là phải làm và làm để con cháu noi theo, mình đầu tư nuôi heo, bò và trâu, chăn nuôi phải có chuồng trại, trồng cỏ cho nó ăn, đây là nguồn thu nhập rất lớn, có vốn mình sẽ tiếp tục trồng những loại cây dài ngày và có giá trị kinh tế khác”, ông Nhứt bộc bạch.
Anh Đinh Văn Thây đang chăm sóc đàn heo ky
Mạnh dạn thay đổi để vươn lên
Nhiều năm trước đây, cuộc sống của vợ chồng anh Đinh Văn Thây (36 tuổi) ở thôn Gò Lã, xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây luôn chật vật với nhiều khó khăn. Là một thanh niên trẻ anh trăn trở tìm cách làm ăn phát triển kinh tế gia đình, chi tiêu tiết kiệm để tích lũy vốn, đồng thời vay thêm vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất. Tìm hiểu lợi thế và điều kiện thổ nhưỡng của vùng núi cao anh quyết định đầu tư nuôi heo ky, 5 con bò và gần 10 con dê. Sau đó lấy vốn trồng mỳ, quế, keo, cau… Nhờ nắm bắt nhu cầu thị trường, tính toán kỹ lưỡng, đầu tư có hiệu quả, mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp của gia đình anh Thây đã đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng/ năm.
“Lúc đầu rất khó khăn nhưng nghĩ phải lo cho con cái có tương lai nên tôi bàn tính với vợ con phải đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi, tôi thấy nuôi heo ky là phù hợp, dễ nuôi, ít dịch bệnh, nhiều người thích mua loại heo này nên quyết tâm đầu tư nuôi heo ky và trồng rừng”, anh Thây chia sẻ.
Ông Bùi Đức Thạch – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Sơn Tây cho biết, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, việc học và làm theo Bác đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện nhất là đồng bào DTTS Cadong. Thông qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, giúp nhiều hội viên vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
“Ở huyện Sơn Tây có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để làm giàu nếu như người dân chịu đổi mới, có ý chí, nghị lực vươn lên bằng đôi tay và khối óc của mình…Xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu như nông dân Đinh Văn Nhứt, Đinh Văn Thây để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần vào sự phát triển chung của địa phương, rút ngắn “hành trình giảm nghèo”, ông Thạch bày tỏ.
Như Đồng
Ông Đinh Văn Bao – Chủ tịch Hội nông dân xã Sơn Mùa:
“Bằng sức lao động cùng với những nỗ lực vươn lên không ngừng, nông dân Đinh Văn Nhứt đã được lãnh đạo tỉnh, huyện tặng nhiều Bằng khen, giấy khen về sản xuất kinh doanh giỏi và giàu lòng nhân ái. Ông luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động của địa phương. Là người có uy tín trong đồng bào DTTS nói dân nghe, làm dân tin; là cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Đồng thời, ông cũng là tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất để đồng bào ở xã Sơn Mùa nói riêng và huyện Sơn Tây nói chung học tập, noi theo”
- quảng ngãi li>
- giảm nghèo li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất