Hơn 3 năm qua, giá thu mua bò thịt, bò con (bê) tại tỉnh Bến Tre xuống thấp, nhiều hộ nông dân buộc giảm số lượng đàn để tránh thua lỗ.
Giá bò giảm, nhiều hộ dân giảm đàn tránh thua lỗ.
Do hiệu quả nuôi bò không cao như trước đây, nhiều hộ dân lựa chọn “treo chuồng” để tìm việc làm thuê cho thu nhập ổn định. Anh Nguyễn Văn Vũ, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm cho hay, trước đây, gia đình tập trung nuôi bò nái sinh sản và vỗ béo bò đực. Lúc nào gia đình cũng nuôi 8 – 10 con bò, đàn bò cho thu nhập khá. Do đó, anh Vũ ở nhà cắt cỏ, kết hợp làm vườn. Tuy nhiên, từ sau dịch Covid-19, giá bò giảm dần, chăn nuôi không còn đạt lợi nhuận như trước. Anh Vũ phân tích, trước đây nếu nuôi bò sinh sản mỗi năm sẽ đẻ 1 bò con, sau 6 tháng, bò đực con sẽ bán được 20 – 23 triệu đồng, bò cái có giá từ 15 – 17 triệu đồng. Hiện nay, giá bò giảm sâu, bò đực con có giá 12 – 14 triệu đồng, bò cái con có giá 8 – 10 triệu đồng. Cùng với đó giá bò thịt thương phẩm giảm, sau 2 năm nuôi vỗ béo giá chỉ khoảng 42 – 45 triệu đồng, trước đây có giá từ 50 – 55 triệu đồng.
Theo anh Vũ, nếu tập trung nuôi số lượng nhiều như trước đây nông dân sẽ cầm chắc lỗ vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Hiện anh Vũ bán hết đàn bò của gia đình và tìm việc làm công nhật như đi thu hoạch dừa để ổn định kinh tế gia đình. Anh Vũ chia sẻ, hiện nay giá cả chăn nuôi bò bấp bênh, lợi nhuận không còn như trước, nhiều hộ buộc phải giảm đàn để tránh thua lỗ. Gần nhà anh Vũ có người bán hết đàn bò để tìm việc làm mặc dù đầu tư chuồng trại cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, nếu nhận thấy thị trường khởi sắc, nông dân tiếp tục chăn nuôi trở lại để có thêm thu nhập cho kinh tế của gia đình.
Theo ông Nguyễn Văn Dợt (65 tuổi, ấp Hòa Bình, xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri), đỉnh điểm gia đình trước đây nuôi 15 con bò, hiện gia đình ông Dợt chỉ con nuôi 2 con. Do giá bò sụt giảm kéo dài nhiều năm, chăn nuôi hiện không có lợi thuận. Ông Dợt cho biết, trước đây nếu nuôi bò nái sinh sản, lợi nhuận từ 3 – 4 triệu đồng/con/năm, bò đực thịt từ 5 – 7 triệu đồng/con/năm. Hiện nay giá bò giảm không có lợi nhuận, thậm chí lỗ 1 – 2 triệu đồng/con, do đó nông dân ngại tái đàn, tăng đàn. Ông Dợt chia sẻ, với giá bò hiện nay nông dân chỉ nuôi cầm chừng, tận dụng nguồn phân chuồng bón cho cây dừa.
Ông Trần Văn Tâm, xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri chia sẻ, chăn nuôi bò tận dụng nguồn cỏ tự nhiên hoặc trồng xen vườn dừa, giúp gia đình tăng nguồn thu nhập trên cùng diện tích đất canh tác. Tuy nhiên với giá bò giảm, nông dân không có lợi nhuận. Do đó, hiện nay nhiều nông dân đành tìm đến vật nuôi khác có lợi nhuận cao hơn, nhưng đầu tư vốn ban đầu cao, nông dân e ngại chuyển đổi. Cho nên đành tìm việc làm thời vụ để có thu nhập tốt hơn. Xung quanh ông Tâm trước đây có 8 – 10 hộ nuôi, hiện nay chỉ còn 3 – 4 hộ.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Văn Bàn, con bò là vật nuôi “giảm nghèo” mang lại kinh tế cho các hộ nông dân trong thời gian qua. Vì công chăm sóc ít, bên cạnh đó nông dân tận dụng nguồn rơm, cỏ ngoài đồng ruộng để chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay giá thấp làm cho tâm lý người nông dân e ngại tái đàn, tăng đàn. Hiện ngành chức năng tỉnh khuyến khích các hộ dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết các doanh nghiệp tiêu thụ để tìm đầu ra ổn định cho bà con nông dân. Cùng với đó, tổ chức các lớp tập huấn chăn nuôi, áp dụng cách chăn nuôi mới, nhằm giảm giá thành vật tư đầu vào trong chăn nuôi, tăng lợi nhuận, khi đó chăn nuôi bò phát triển bền vững hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có tổng đàn bò hơn 200 ngàn con, tập trung các huyện Ba Tri (chiếm hơn 50% toàn tỉnh), Giồng Trôm, Thạnh Phú.
Bài, ảnh: Huỳnh Phúc Hậu
Nguồn: Báo Đồng Khởi
- chất lượng đàn bò li>
- đàn bò lai li>
- đàn bò li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất