Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, các hộ chăn nuôi nhỏ không phải thực hiện thủ tục đánh giá, lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Vậy nên, việc kiểm soát môi trường hàng ngàn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai gần như bị bỏ ngỏ.
Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện có hàng ngàn hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, quy mô chuồng trại dưới 50 m2.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (Quy chuẩn 62), các hộ này không phải thực hiện thủ tục đánh giá, lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Do đó, việc kiểm soát môi trường hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai gần như bị bỏ ngỏ.
Một trang trại nuôi heo ở xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất. Ảnh: baodongnai.vn
Ông Trần Trọng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Đồng Nai cho biết: Phần lớn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có điều kiện kinh tế khó khăn, không có khả năng thực hiện các thủ tục bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc chăn nuôi quy mô nhỏ đa số diễn ra trong khu đông dân cư, có nơi nhiều hộ sống gần nhau cùng nuôi lợn, hàng ngày các hộ xả ra môi trường một lượng lớn nước thải. Điều này gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, nhiều nơi người dân rất bức xúc.
Ông Toàn khẳng định: Vừa qua ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét, bổ sung quy định về bảo vệ môi trường đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (chuồng trại dưới 50 m2). Nhà nước cần đưa ra quy định cụ thể, buộc hộ chăn nuôi phải đầu tư hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất.
Thống kê của Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy, trên địa bàn Đồng Nai hiện có hơn 1.750 trang trại chăn nuôi lợn; trong đó, 200 trang trại diện tích chuồng trại trên 1.000 m2 đã có đánh giá tác động môi trường, hầu hết các trang trại còn lại (dưới 1.000 m2) đã lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Đa số trang trại nuôi lợn quy mô lớn ở Đồng Nai thực hiện tốt quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Công Phong (TTXVN)
- môi trường chăn nuôi li>
- heo đồng nai li>
- xử lý chất thải chăn nuôi li>
- hộ chăn nuôi nhỏ lẻ li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất