Tuy đã có “luồng xanh” trong lưu thông vật tư chăn nuôi nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc.
Vận chuyển heo đi các nơi tiêu thụ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, chi phí tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong ảnh:Xe chở heo qua trạm kiểm dịch tại H.Xuân Lộc. Ảnh: Bình Nguyên
Ông Nguyễn Văn Mẫn, chủ trại chăn nuôi gia cầm tại H.Cẩm Mỹ chia sẻ: “Tôi lấy ví dụ chiếc đèn khò thú y dùng để sát trùng trại nuôi gà giống là thiết bị cực kỳ quan trọng, còn thiết yếu hơn cả thức ăn chăn nuôi. Vì con gà con chậm ăn 1 ngày không sao, nhưng thiếu thiết bị này là đàn giống bị thiệt hại. Tuy nhiên, khi vận chuyển các thiết bị này qua các trạm kiểm soát dịch bệnh không dễ, thậm chí không được vận chuyển vì là hàng không thiết yếu. Nhiều thiết bị, linh kiện máy móc hoặc vật tư sử dụng cho dây chuyền sản xuất nếu thiếu là cả dây chuyền sản xuất tê liệt, thế nhưng việc vận chuyển nhóm hàng này gặp nhiều khó khăn vì không thuộc nhóm hàng thiết yếu”.
Ngay cả với các mặt hàng thiết yếu như: giống, thức ăn chăn nuôi và nhiều sản phẩm khác, việc vận chuyển qua các chốt kiểm soát dịch có lúc, có nơi cũng không dễ. Việc thực hiện còn cứng nhắc các quy định ở nơi này, nơi khác gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Ông Tính cho biết thêm: “Nhiều chốt kiểm soát quá cứng nhắc trong xử lý các tình huống gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, nông dân”.
Cùng nỗi lo, ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh (tỉnh Bình Định) có 2 cơ sở sản xuất giống trên địa bàn Đồng Nai cho biết thêm, tuy có “luồng xanh” ưu tiên nhưng việc vận chuyển vật tư nông nghiệp, nhất là con giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì tỉnh này có những quy định khác tỉnh kia về yêu cầu kiểm dịch, thậm chí xã này cũng khác xã kia nên tình trạng vượt được 9 trạm, xe vận chuyển ách lại ở trạm cuối cùng vẫn xảy ra. Việc chậm trễ, tốn kém thời gian xử lý làm rủi ro hao hụt, thiệt hại về con giống tăng lên càng khó cho doanh nghiệp trong cung ứng con giống đi các địa phương.
Cũng gặp những khó khăn trên, ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tám Do (xã Bàu Cạn, H.Long Thành) bày tỏ mong muốn: “Doanh nghiệp không ít lần chở con giống cung cấp đi các tỉnh bị hao hụt, chết trên đường vận chuyển vì chở gần đến nơi thì chốt kiểm soát dịch ở xã đó không cho vào trại chăn nuôi, buộc xe chuyên chở phải thực hiện các quy định kiểm dịch riêng tại địa phương. Doanh nghiệp rất mong các địa phương có sự thống nhất trong các quy định phòng dịch, kiểm soát vận chuyển để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc vận chuyển, cung cấp vật tư, con giống trong sản xuất nông nghiệp, giảm bớt khó khăn, thiệt hại trong tình hình doanh nghiệp đang gồng mình gánh lỗ như hiện nay”.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, trong tháng 7 vừa qua, nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, giá thức ăn gia súc gia cầm cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc chậm khiến kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm gần 10% so với tháng trước. Lũy kế trong 7 tháng của năm nay, tổng sản lượng sản xuất thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh đạt gần 2.259 ngàn tấn, giảm hơn 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, chi phí đầu vào trong sản xuất từ thức ăn chăn nuôi đến phân bón, vật tư nông nghiệp… đều đồng loạt tăng. Trong đó có nguyên nhân chi phí vận chuyển và nhất là chi phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh đội lên quá cao. Không chỉ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn mà nông dân cũng lao đao vì chi phí đầu vào không ngừng tăng cao trong khi nông sản rớt giá, thậm chí bị ùn ứ.
Lê Quyên
Theo Cục Chăn nuôi, quốc lộ và tỉnh lộ cơ bản thông suốt nhưng đến nay một số địa phương khi xe vận chuyển vật tư phục vụ cho sản xuất, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ đủ điều kiện cho phương tiện vận chuyển và người ngồi trên xe thì vẫn không được vào các huyện, xã, thôn mà phải trung chuyển bằng xe nhỏ nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc bốc dỡ hàng và người bốc dỡ cùng như phương tiện trung chuyển. Trong đó ở cấp tỉnh còn Quảng Ngãi và Lâm Đồng vẫn khó khăn lưu thông thức ăn và sản phẩm. Một số địa phương không cho vận chuyển tinh để phối giống tái đàn như: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Thuận, Bến Tre và An Giang. Một số địa phương người ngồi trên phương tiện vận chuyển bắt buộc phải có kết quả phân tích PCR không chấp nhận Test nhanh, và chỉ chấp nhận kết quả trong 24 hoặc 48 giờ, không thống nhất với quy định của Bộ Y tế làm khó khăn và gây tăng chi phí cho sản xuất.
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất