Sở NN-PTNT đang đẩy mạnh triển khai dự án Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025. Trong đó, việc thu hút các doanh nghiệp (DN) cung cấp suất ăn công nghiệp, nhà thầu bếp ăn tập thể tham gia đang được tập trung triển khai nhằm góp phần đảm bảo an toàn bữa ăn cho công nhân.
- Nhận biết thịt sạch, thịt an toàn trên thị trường
- Thịt sạch: Châu Âu để 3 ngày mới ăn, Việt Nam trái ngược
- Đồng Nai: Gian nan thịt sạch
Thịt heo được truy xuất nguồn gốc từ cơ sở giết mổ đến phân phối ra thị trường. Trong ảnh: Pha lóc heo tại một doanh nghiệp chuyên cung cấp heo vào siêu thị tại P.Long Bình, TP.Biên Hòa. Ảnh: Bình Nguyên
Trong đó, việc tuyên truyền, vận động các DN sản xuất, khách hàng chính sử dụng suất ăn công nghiệp hiểu và ủng hộ dự án trên có ý nghĩa quan trọng, góp phần kiểm soát được sự an toàn, chất lượng của bữa ăn công nhân.
Chưa đạt mục tiêu…
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, năm 2022, mục tiêu của dự án là toàn tỉnh thực hiện truy xuất nguồn gốc khoảng 500 con heo/ngày cung cấp vào kênh phân phối hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi; chợ truyền thống, bếp ăn trường học, bếp ăn công nghiệp… Đến nay, toàn tỉnh có 1.161 cá nhân, tổ chức đã đăng ký tham gia dự án và được cấp tài khoản gồm: 4 siêu thị, 26 cửa hàng tiện lợi, 11 chợ, 40 cơ sở giết mổ heo, 121 thương nhân thu mua heo, 782 cơ sở chăn nuôi và nhiều cơ sở bán sỉ, 162 bếp ăn trường học… Tỷ lệ đăng ký trên cũng thấp hơn so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, mục tiêu đề ra là có 11 siêu thị, 256 cửa hàng tiện lợi… đăng ký tham gia dự án.
Kết quả thực hiện truy xuất cũng còn rất thấp so với mục tiêu đề ra. Hiện chỉ có 8 cơ sở giết mổ, 2 cửa hàng tiện lợi, 3 cơ sở bán sỉ đã thực hiện truy xuất nguồn gốc theo dự án với trên 12,3 ngàn con heo, mới đạt 6,74% tổng lượng heo phải truy xuất nguồn gốc trong cả năm 2022. Trong thực tế, vẫn chưa có bếp ăn công nghiệp nào đăng ký tham gia dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc từ động vật.
Ông Nguyễn Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y tỉnh cho biết, toàn tỉnh hiện có 41 cơ sở giết mổ heo, hiện đều đã đăng ký tham gia dự án này. Ngoài ra, trước đó nhiều cơ sở giết mổ đã tham gia đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo cung cấp vào thị trường TP.HCM là điều kiện thuận lợi để triển khai dự án trên.
Tính toán tỷ lệ heo chết, toàn tỉnh trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 400 con heo chết. Thực tế, có tình trạng thu gom heo chết, giết mổ cung cấp ra thị trường. Tình trạng giết mổ lậu trên địa bàn tỉnh cũng rất nhức nhối, vì lợi nhuận nhiều người sẵn sàng giết mổ heo không rõ nguồn gốc, heo bệnh, heo chết.
Dự án truy xuất nguồn gốc Sở NN-PTNT đang triển khai truy xuất theo chuỗi từ gốc con heo nuôi ở đâu, giết mổ đến phân phối đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm. Theo ông Giang: “Các cá nhân, tổ chức tham gia dự án được nhận hỗ trợ về vật dụng truy xuất nguồn gốc như: vòng nhận diện, vòng niêm phong, tem truy xuất, bảng hiệu theo quy định của dự án… nên hầu như không tốn thêm chi phí gì so với trước. Ngoài ra, dự án cũng không làm thay đổi chuỗi cung ứng của DN”.
Đảm bảo an toàn bữa ăn công nhân
Nói về nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn công nghiệp, Trưởng ban Chính sách – pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiều Minh Sinh cho biết, toàn tỉnh có gần 1,3 triệu lao động. Qua giám sát, tại nhiều DN, khu công nghiệp vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Mong DN cung cấp suất ăn công nghiệp, nhà thầu cung cấp suất ăn công nghiệp tích cực tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo, một trong những thực phẩm thiết yếu của bữa cơm công nhân. Ngoài ra, cần kiểm soát chất lượng, nguồn gốc mặt hàng này, đảm bảo an toàn thực phẩm cho bữa cơm công nhân cả sau giờ tan ca.
Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai vừa phối hợp với Sở NN-PTNT tổ chức làm việc với các DN cung cấp suất ăn công nghiệp, DN sản xuất trên địa bàn TP.Biên Hòa để triển khai dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật vào các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp. Các DN rất quan tâm và ủng hộ dự án trên. Trong đó, nội dung được các DN quan tâm chủ yếu về chi phí phát sinh, tính minh bạch và hiệu quả của quy trình truy xuất, các chính sách hỗ trợ DN cung cấp suất ăn công nghiệp, cơ sở giết mổ tham gia dự án này.
Ông Lưu Kiến Quốc, đại diện Công ty TNHH Sông Hồng Tân (P.Long Bình, TP.Biên Hòa) chia sẻ, là đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp nên DN rất quan tâm đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhưng trên thực tế, hiện chi phí bữa ăn cho người lao động của các DN sản xuất là khác nhau, có DN trả cao, có DN trả thấp. Tuy nhiên, bữa ăn giá thấp không đồng nghĩa với việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Ở đây, khâu quản lý của Nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng thực phẩm từ khâu chăn nuôi đến giết mổ, cung cấp rất quan trọng. Các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể đều phải sử dụng nguồn thịt minh bạch về xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới đảm bảo tính công bằng trong cạnh tranh.
Cùng quan điểm, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, dịch vụ Hoa Mai (TP.Thủ Đức) Nguyễn Thị Bích Thảo cho hay: “DN đang thầu bếp ăn công nghiệp của 56 DN tại nhiều tỉnh, thành, trong đó có Đồng Nai. DN rất quan tâm việc Đồng Nai triển khai dự án truy xuất nguồn gốc thịt vì điều này cũng tạo thuận lợi cho DN trong kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, bài toán chi phí sẽ là vấn đề chúng tôi cần tính toán, cân nhắc khi tham gia”.
Bình Nguyên
Nguồn: Báo Đồng Nai
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT TRẦN LÂM SINH, từ thực tế nhu cầu DN, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp, Sở NN-PTNT sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp phù hợp nhất trong triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc thịt vào các bếp ăn công nghiệp. Sở sẽ đề xuất các giải pháp về tuyên truyền, nhất là sẽ kiến nghị thêm các chính sách hỗ trợ cho các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn tập thể tham gia dự án truy xuất nguồn gốc.
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất