Mưa lớn, nước lũ trên sông Lạng Uyển dâng cao tràn vào các trại chăn nuôi thuộc xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Người dân không kịp trở tay, hàng nghìn con gà, hàng chục con lợn đã bị chết đuối, thiệt hại vô cùng lớn.
Đàn gà của gia đình ông Nguyễn Quốc Tú, thôn Thượng Uyển (Đồng Phong, Nho Quan) phải di chuyển lên bờ đập để tránh ngập nước.
Sáng 13/10, chúng tôi cùng đồng chí Lưu Văn Định, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Phong, huyện Nho Quan đến các trại chăn nuôi bị thiệt hại lớn.
Tại trại gà quy mô hơn 4 nghìn con của anh Nguyễn Quốc Tú, thôn Lạng Uyển, xã Đồng Phong, trên khu nhà ở của gia đình, tiếng gà con kêu nhép nhép trong đám bạt quây kín trước hiên. Đi sâu vào trại nuôi phía sau, hai vợ chồng anh Tú cùng 2 cô con gái vẫn đang tất bật dọn dẹp, xử lý nền chuồng, thu gom những con gà bị chết, yếu.
Chị vợ anh Tú rơm rớm nước mắt kể lại: “9 giờ sáng ngày 11/10 thấy nước xăm xắp ngoài ngõ, lo lắng, cùng với sự hỗ trợ của dân quân, công an, đoàn thanh niên xã, chúng tôi mới vội vã bắt gà để di chuyển lên đê nhưng không kịp. Chỉ trong vòng 30 phút nước đã dâng lên 60-70 cm, toàn bộ khu chuồng trại nhanh chóng chìm trong biển nước; 1000 trong tổng số 4.000 con gà chưa sơ tán đã bị chết đuối, toàn bộ thức ăn cũng bị ngập nước, hư hỏng. 3.000 con gà còn lại được di chuyển lên đê nhưng do quá trình vận chuyển không đảm bảo, cùng với việc bị giầm trong mưa lũ nhiều ngày, vẫn tiếp tục chết, số lượng khoảng 300 con nữa”.
Anh Tú cho biết thêm, tổng thiệt hại do đợt lũ này cho gia đình là gần 100 triệu đồng. Phần lớn số tiền này đều là vay mượn của anh em và vay ngân hàng, do vậy gia đình rất lo lắng không biết thời gian tới sẽ lấy đâu ra vốn để tiếp tục tái sản xuất và trả nợ.
Gần trại gà của anh Tú là trại gà của vợ chồng anh Quách Văn Hải cũng trắng tay sau lũ. 1000 trong tổng số 4000 con gà thịt đã bị chết trước sự bất lực của gia đình.
Anh Hải cho hay: Toàn bộ số gà này đều là giống gà đặc sản, có giá trị cao (gà Đông Tảo) và đã đến tuổi xuất bán, cân nặng đều từ 2,5-3kg. Đáng ra chỉ dăm bảy hôm nữa là cầm chắc trong tay hơn 1 trăm triệu. Vậy mà lũ tràn về đã cuốn đi tất cả, công sức coi như đổ xuống sông xuống biển.
Hiện, sau nước rút, anh Hải đã tiến hành vệ sinh chuồng trại, phun thuốc, rắc vôi khử trùng tiêu độc đồng thời di chuyển toàn bộ số gà còn lại từ trên đê trở về chuồng. Dự tính, trong vài ngày tới anh sẽ xuất hết số gà này và cuối tháng 10 sẽ vào lứa gà tiếp theo chuẩn bị cho dịp Tết nguyên đán.
Tuy nhiên, anh Hải cùng các chủ trại khác đều cho biết, để khôi phục sản xuất, họ sẽ gặp nhiều khó khăn, do vậy mong chính quyền các cấp cũng như ngân hàng xem xét hỗ trợ thiệt hại, bên cạnh đó giãn nợ, khoanh nợ, cho vay tiếp, giúp đỡ họ từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Phong Lưu Văn Định cho biết: Chưa thể thống kế chính xác được, nhưng đánh giá sơ bộ toàn xã có một số ha cây ăn quả bị ngập úng, hàng chục ao cá bị tràn bờ, 1 trại lợn có khoảng trên dưới 10 con lợn bị chết do ngập và hàng chục trại nuôi gà bị thiệt hại, trại nặng nhất mất khoảng 1.400 con, trại ít mất vài trăm con. Tổng thiệt hại ước tính hàng tỷ đồng.
Trước tình hình trên, chính quyền xã đã đến thăm, động viên chia sẻ tổn thất với bà con, đồng thời cắt cử lực lượng công an, đoàn thanh niên đến để giúp người dân thu gom toàn bộ số gia súc, gia cầm bị chết đưa đi xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Hà Phương-Trường Giang
- trang trại gà li>
- trại gà mất trắng do mưa lũ li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất