Đồng Tháp: Ngành hàng vịt trước yêu cầu mới - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Đồng Tháp: Ngành hàng vịt trước yêu cầu mới

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đồng Tháp, với hơn 6 triệu con vịt, đang là tỉnh nuôi vịt nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Người chăn nuôi ở tỉnh Đồng Tháp có những điều tiết phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời thu lợi nhuận cao nhất.

    Đồng Tháp: Ngành hàng vịt trước yêu cầu mới“Nuôi vịt để khá, để giàu” là hướng đi mới trong chăn nuôi Đồng Tháp

     

    Khi tiềm năng trở thành thách thức

     

    So với những vật nuôi khác, nghề nuôi vịt chạy đồng có nhiều ưu thế hơn, không tốn nhiều chi phí nhưng lợi nhuận khá hấp dẫn. Có thể tận dụng nguồn thức ăn là lúa còn vương vãi trên đồng ruộng để nuôi vịt; từ đó hạn chế được chi phí, tăng lợi nhuận.

     

    Tuy nhiên, với những thay đổi trong phương thức canh tác lúa (diện tích 2 vụ giảm, những cánh đồng khép kín sản xuất 3 vụ, liên vụ ngày càng mở rộng), lượng thức ăn trên đồng ruộng giảm đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăn nuôi vịt của nông dân; dường như người nuôi vịt đang “đuối sức” khi phải liên tục điều tiết phương thức nuôi.

     

    Bà Võ Thị Tuyết Dung đã nhiều năm nuôi vịt chạy đồng ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung cho biết: Bây giờ nuôi vịt chạy đồng khó khăn lắm. Hầu hết các cánh đồng hiện nay, lịch thời vụ được bố trí khá dày đặc, thời gian cách ly giữa các vụ chỉ 2 – 3 ngày. Do đó, vịt không có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức, nói chi cầm lại lâu. Trong khi để có đồng cầm vịt, người nuôi phải thuê cò mua đồng, với giá khá đắt đỏ, 500.000 – 700.000 đồng/ha, trước đây không phải tốn khoản chi phí này. Bên cạnh đó, nhiều khoản chi “không tên” khác cũng làm cho người nuôi phải đau đầu tính toán, như chi phí mua đường nước để bơm nước lên ruộng cho vịt tắm, chi phí vận chuyển, chi phí thức ăn… Những thứ này mỗi năm giá mỗi tăng, trong khi giá trứng bán ra ì ạch.

     

    Bên cạnh những khoản chi phí không tên đè nặng trên vai người chăn nuôi thì thời gian gần đây việc đất bị nhiễm thuốc và phân hóa học dẫn đến tình trạng vịt bị ngộ độc, tỷ lệ hao hụt cao cũng là vấn đề khiến người nuôi vịt lo ngại.

     

    “Sau mỗi lần di chuyển từ đồng này sang đồng khác, đàn vịt 5.000 con chết từ vài chục đến cả trăm con là thường. Hao hụt cao do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn do ngộ độc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học còn lại trên đồng. Vịt thả lan trên đồng rộng rất khó kiểm soát. Vịt hao hụt nhiều thì xem như mất “cả chì lẫn chài” – Anh Nguyễn Văn Bình, hộ nuôi vịt ở xã Phong Hòa, huyện Lai Vung nói.

     

    Ám ảnh “đầu ra”

     

    Khó khăn không ít, rủi ro lại nhiều; nhưng khi làm ra sản phẩm, người nuôi vịt lại tiếp tục bị động. 2015 là năm nhiều biến động và khó khăn đối với ngành chăn nuôi nói chung và ngành hàng vịt nói riêng. Giá thị trường biến động liên tục; với những kinh nghiệm sản xuất theo lối truyền thống, người nuôi vịt dường như đang “mất đà”, đuối sức.

     

    Anh Trần Văn Năng gần 20 năm nuôi vịt chạy đồng ở xã Phú Đức, huyện Tam Nông, tâm sự: Chưa bao giờ trứng vịt biến động lớn như năm 2015, chúng tôi không thể dự đoán. Như Tết Bính Thân vừa qua, giá trứng vịt đang ổn định thì đến 22 – 23 tháng Chạp bắt đầu rớt mạnh. Trứng vịt loại lớn giá từ 2.700 đồng/quả, giảm còn 1.200 đồng/quả; trứng vịt so (loại nhỏ) giá 1.800 đồng/quả, rớt còn 350 đồng/quả. Trong khi đó, giá thành sản xuất mỗi quả trứng vịt gần 2.000 đồng; vậy mà thương lái tới nơi còn chê ỏng chê eo, không chịu mua, kêu vỏ trứng dơ quá, bán không được. Do cầm vịt xa chợ lớn, gia đình lại không có phương tiện chở đến chợ đầu mối nên bấm bụng bán cho xong để còn có chi phí đầu tư lại”.

     

    Thời gian gần đây, không riêng thị trường lễ tết đòi hỏi trứng có mẫu mã đẹp mà ngay cả ngày thường các doanh nghiệp cũng đòi phả đạt chuẩn, hình thức bắt mắt, hợp vệ sinh. Theo cánh thương lái, so với giá trứng vịt mua tại đồng hình thức không bắt mắt, kích cỡ không đồng đều, trứng vịt trang trại được mua với giá cao hơn 20 – 30%.

     

    Rõ ràng trong điều kiện sản xuất thay đổi như hiện nay, cùng với những yêu cầu mới, khắt khe hơn từ thị trường, phương thức chăn nuôi truyền thống đang bộc lộ nhiều hạn chế. Nếu người chăn nuôi không sớm có giải pháp điều tiết phù hợp thì rất khó thoát khỏi tình trạng “cá nằm trên thớt” như hiện nay.

     

    Đối phó những thách thức mới trong sản xuất và thị trường, một số nông dân đã chọn cách làm mới và cùng nhau tìm cách vượt khó.

     

    Từ cái khó… ló cái khôn

     

    Với nghề nuôi vịt hiện nay, bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, một số nông dân bắt đầu chuyển sang “nuôi rọ” (nuôi bán công nghiệp). Thay vì từ trước đến nay người nuôi vịt cứ phải đưa đàn vịt rong ruổi hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, bây giờ đàn vịt được chăn thả cố định. Trước đây, thức ăn chủ yếu của vịt là cua, ốc và lúa còn vương vãi trên đồng thì bây giờ nguồn dinh dưỡng chính của đàn vịt là thức ăn công nghiệp. Nuôi vịt theo phương thức nằm rọ có nhiều ưu điểm hơn và được nông dân đánh giá cao.

     

    Ông Phạm Cao Sơn ở xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười phân tích: “So với hình thức nuôi chạy đồng thì nuôi vịt nằm rọ thuận tiện hơn nhiều. Do được kiểm soát tốt về dinh dưỡng cũng như dịch bệnh nên tỷ lệ hao hụt rất thấp, cỡ trứng đồng đều hơn so với vịt chạy đồng. Tuy nhiên, không phải hộ chăn nuôi nào cũng có điều kiện nuôi rọ, bởi hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư nhiều. Nếu giá trứng vịt thị trường ổn định thì đây là hướng đi nhiều triển vọng. Ngược lại, giá trứng bấp bênh thì người nuôi lỗ nặng”.

     

    Nhận thấy tiềm năng, triển vọng cũng như những thách thức mới trong nghề nuôi vịt chạy đồng hiện nay, một số nông dân huyện Tháp Mười nghĩ đến việc liên kết thành một tổ chức để cùng nhau vượt khó. Được sự động viên của các ngành chức năng địa phương, ngày 9/12/2015, Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi vịt đầu tiên của huyện Tháp Mười ra đời, với 13 thành viên. Hiện, THT đã kết nối được với Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May, trong việc cung cấp thức ăn đầu vào với giá ưu đãi như đại lý cấp 1. Đây là một yếu tố quan trọng giúp nông dân giảm giá thành sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, tiến tới làm ăn lớn với doanh nghiệp khác.

     

    Cùng đó, một số thành viên THT bắt đầu chuyển dần từ chăn nuôi truyền thống sang bán công nghiệp.

     

    Liên kết nhiều nữa

     

    Ông Nguyễn Ngọc Mới – Tổ trưởng THT chăn nuôi vịt ấp 10, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười – cho biết: Khó khăn lớn nhất của THT hiện nay là giải quyết đầu ra. Nhiều người chưa có điều kiện kinh tế nên còn cho vịt chạy đồng, THT lại không đủ điều kiện thu gom hết sản phẩm cho xã viên nên vẫn chưa kết nối được với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Để hoạt động ổn định hơn, hướng tới, THT sẽ vận động chuyển đổi sang hình thức “nuôi rọ”, nhằm đảm bảo sản lượng liên kết với doanh nghiệp. Cùng đó, THT đang nhờ ngành nông nghiệp hướng dẫn thực hiện nuôi vịt theo quy trình VietGAP.

     

    Về xu hướng phát triển mới này, Phó chi cục trưởng Thú y Đồng Tháp Nguyễn Thành Hưởng nhận định: Với những thay đổi trong canh tác lúa cũng như tác động của biến đổi khí hậu như hiện nay, người nuôi vịt đang đứng trước nhiều khó khăn khi chăn nuôi truyền thống bộc lộ nhiều hạn chế. Nuôi vịt theo hình thức nhốt rọ (chăn thả bán công nghiệp) được xem là giải pháp gỡ rối hữu hiệu hiện nay, giúp kiểm soát tốt dịch bệnh trên đàn vật nuôi và chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm; cũng là hướng đi phù hợp đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Tháp. Tuy nhiên, để ngành hàng này thích ứng và có những đột phá, người chăn nuôi cần có nhiều giải pháp điều tiết phù hợp hơn.
    Một ngành hàng chủ chốt

     

    Đồng Tháp chọn vịt là ngành hàng chủ lực của kinh tế nông nghiệp, là muốn tạo ra sự khác biệt từ khâu chọn giống đến kỹ thuật nuôi và đầu ra sản phẩm. Cũng như với lúa gạo, cá tra, hoa kiểng và xoài, Đồng Tháp sẽ nghiên cứu chuỗi giá trị của con vịt và tiến hành lai tạo, chọn tạo giống vịt chạy đồng có trọng lượng lớn hơn hiện nay (dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nhiều thịt, thịt thơm ngon). Riêng với vịt đẻ, phải cho trứng to, lòng đỏ chất lượng cao, đẻ hơn 200 quả/năm… Ngoài ra Đồng Tháp sẽ phát triển các doanh nghiệp giết mổ, chế biến vịt thịt, chế biến thực phẩm với trứng vịt. Khi đã tạo ra sự khác biệt, vịt Đồng Tháp sẽ phát triển thương hiệu riêng.

     

    Mỹ Lý

    Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp Nguyễn Văn Công: “Chúng tôi quyết tâm làm thay đổi câu nói trong dân gian (“nghèo mới nuôi vịt”) bằng “nuôi vịt để khá, để giàu”, sau khi đề án này được triển khai”.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.