Huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.
Thăm trang trại quy mô 1.000 con lợn/năm của anh Đỗ Văn Trường, thôn Làng Bông, xã Xuân Quang, ai cũng trầm trồ trước quy trình phòng dịch nghiêm ngặt. Bất cứ ai tiếp cận khu chăn nuôi cũng phải qua khu vực khử trùng; chuồng trại được trang bị hệ thống làm mát đảm bảo đàn lợn có môi trường thuận lợi nhất để phát triển.
Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2024, trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Đỗ Xuân Trường lãi 2 tỷ đồng. Hai tháng trước, gia đình anh vừa trả hết nợ ngân hàng – nguồn vốn vay đã cho anh nền móng đầu tiên để phát triển mô hình kinh tế trang trại như hiện nay.
Năm 2017, gia đình anh Trường kinh doanh thức ăn gia súc, thu mua lợn thịt nhưng do tình hình dịch bệnh, nhiều hộ thua lỗ nên không tiếp tục chăn nuôi dẫn đến thức ăn gia súc tồn kho nhiều. Trước thực tế này, anh Trường quyết định tận dụng nguồn thức ăn chăn nuôi đang bị ế để nuôi lợn.
“Nhiều người nói tôi “gàn dở”, bởi thời điểm đó không ai lựa chọn tái đàn khi rủi ro rất lớn” – anh Trường chia sẻ.
Thế mà hướng rẽ đó lại hoàn toàn đúng đắn. Từ 500 triệu đồng vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, anh Trường đầu tư xây dựng chuồng nuôi 70 con lợn. Lứa lợn xuất chuồng đầu tiên, anh Trường thu lãi 3 triệu đồng/con nên đã mạnh dạn mở rộng quy mô đàn.
Năm 2018, gia đình anh đảo nợ, vay thêm 1 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô lớn. Anh Trường tích cực ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, phòng dịch nghiêm ngặt nên chưa năm nào trang trại bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Anh Đỗ Văn Trường cho biết: Với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của địa phương, chúng tôi được tạo điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng, thủ tục giải ngân đơn giản, từ đó có điều kiện để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đến nay, gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng.
Anh Phan Nhật Quang, chủ trang trại nuôi gà quy mô 60.000 con ở thôn Làng Bông, xã Xuân Quang cũng là khách hàng thân thiết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước khi rẽ hướng sang chăn nuôi gà, anh Quang từng trải qua nhiều công việc: cán bộ dân số, mở doanh nghiệp chế biến chè, đảm nhận vai trò lãnh đạo của một nhà máy chế biến sắn…
Năm 2008, anh Quang quyết định nuôi lứa gà đầu tiên với quy mô 10.000 con. Sau 40 ngày chăm sóc, sau xuất bán đã lãi 35 triệu đồng, mỗi năm anh Quang nuôi 3 lứa. Thấy tiềm năng từ nuôi gia cầm, anh Quang suy nghĩ nghiêm túc về việc đầu tư hệ thống chuồng trại bài bản.
Năm 2016, anh Quang vay 1 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư chăn nuôi gà thả vườn quy mô lớn kết hợp hệ sinh thái trồng rừng. Trang trại chủ yếu nuôi các giống gà ri, gà đen H’mong… với đầu ra ổn định, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch trong và ngoài tỉnh. Lợi nhuận từ trang trại ổn định mang lại cho gia đình khoảng 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm với thu nhập từ 7 – 8 triệu đồng/tháng cho nhiều lao động địa phương.
Đây là hai ví dụ điển hình về sử dụng vốn vay ngân hàng hiệu quả trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Bảo Thắng. Hiện, đa số trang trại trên địa bàn huyện Bảo Thắng sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với tổng dư nợ trên 26,7 tỷ đồng.
Theo ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Bảo Thắng, ngân hàng luôn đồng hành với nông dân địa phương. Trên cơ sở bám sát chính sách phát triển lĩnh vực nông nghiệp, ngân hàng cam kết tạo thuận lợi cho các trang trại đủ điều kiện dễ dàng tiếp cận vốn vay; thường xuyên nắm thông tin về tình hình sử dụng vốn của khách hàng để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.
Thực tế cho thấy, kinh tế trang trại đã góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Xác định rõ vai trò của kinh tế trang trại, thời gian qua, huyện Bảo Thắng đã có nhiều chính sách ưu tiên lĩnh vực này, như: xác định quỹ đất để phát triển kinh tế trang trại; tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phòng chống dịch bệnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chi nhánh ngân hàng tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để các chủ trang trại thuận lợi trong tiếp cận vốn vay ưu đãi…
Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại, trong đó 111 trang trại chăn nuôi, 1 trang trại lâm nghiệp, 4 trang trại thủy sản, 2 trang trại tổng hợp với tổng diện tích đất sản xuất trên 271 ha. Các trang trại tạo việc làm thường xuyên cho hơn 334 lao động; tổng giá trị sản xuất đạt trên 292 tỷ đồng.
Được tạo thuận lợi, dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, có tư duy sản xuất, kinh doanh, các chủ trang trại trên địa bàn huyện Bảo Thắng đang sử dụng vốn vay hiệu quả khiến đồng vốn sinh lời, “tiền đẻ ra tiền” với lợi nhuận đáng mơ ước.
Vân Thảo
Nguồn: Báo Lào Cai
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Lớp tập huấn “Quản lý và cải tiến giống vật nuôi”: Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lĩnh vực chăn nuôi
- Vĩnh Phúc: Nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
- Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa 3 tháng đầu năm 2025 đạt 340,4 triệu USD, tăng 39,1%
- Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu 12.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- Trouw Nutrition – Selko Aomix: Hỗn hợp Phenolic và Polyphenol tự nhiên được chọn lọc – Giải pháp thay thế Vitamin E thế hệ mới hiệu quả và tối ưu chi phí
- Thiên Quân: Hành trình tiên phong về chất lượng sản xuất thuốc thú y và thủy sản
- Lớp tập huấn “Quản lý và cải tiến giống vật nuôi”: Bước tiến mới trong hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc lĩnh vực chăn nuôi
- Vĩnh Phúc: Nâng cao giá trị chăn nuôi gà thương phẩm nhờ áp dụng quy trình VietGAHP
- Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi
- Kim ngạch nhập khẩu sữa, sản phẩm sữa 3 tháng đầu năm 2025 đạt 340,4 triệu USD, tăng 39,1%
- Trung Quốc đột ngột ngừng nhập khẩu 12.000 tấn thịt lợn từ Mỹ
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất