Phát biểu tại Diễn đàn khoa học gia cầm Quốc tế diễn ra tại Atlanta vào ngày 25/1/2016, ông Joseph Purswell làm việc tại Đơn vị nghiên cứu gia cầm – Bộ Nông nghiệp Mỹ, đã mô tả các kết quả của một nghiên cứu nhằm nâng cao an toàn sinh học trong khi chủng vắc – xin cho gia cầm.
Phương pháp truyền thống của việc chủng vắc – xin cho gia cầm như nhỏ vắc-xin thủ công thường gây xáo trộn đàn và gây mất an toàn sinh học. Mặc dù vắc-xin cũng thường được pha vào nước uống cho gia cầm, tuy nhiên phương pháp này sẽ gây ô nhiễm môi trường chuồng trại.
“Nhìn lại bùng phát dịch bệnh gia cầm gần đây, chẳng hạn như dịch cúm gia cầm bùng phát vào mùa xuân năm ngoái tại Mỹ, chúng ta thực sự cần một cách để chủng vắc-xin cho gia cầm nhanh chóng nếu xảy ra dịch bệnh, mà không cần con người”.
Để giải quyết những vấn đề này, ông Purswell và đồng nghiệp đã phát triển một hệ thống mới, hoàn toàn tự động để phun các loại vắc-xin trong chuồng nuôi gia cầm.
Sau khi gia cầm đến máng uống nước, vòi phun vắc – xin được hạ xuống từ trần nhà và phun vào chúng. Các vòi phun được đặt sao cho đảm bảo phun được lượng vắc-xin tối đa trên gia cầm. Mục tiêu chủ yếu là phun vào vùng mắt, đây là nơi vắc-xin có thể dễ dàng hấp thụ nhất ở gia cầm.
Chủng vắc – xin theo cách thủ công mất nhiều thời gian và nhân lực
Ông Purswell phát một video được ghi lại trong chuồng gà, sau khi gà uống nước ở máng uống, vòi phun vắc-xin tiếp cận chúng và phun vắc-xin tập trung vào vùng mắt, điều này đã khiến chúng sợ và bỏ chạy. Khi những con gà chạy đi, việc phun vắc – xin dừng lại cho đến khi chúng quay trở lại với máng uống nước, khi đó chúng được phun vắc – xin một lần nữa, điều này đảm bảo rằng vắc-xin không bị lãng phí và đảm bảo đầy đủ liều lượng được đưa vào gà.
Ông Purswell mô tả thêm rằng các vòi phun ở các khu vực khác nhau của chuồng nuôi được bật lên vào những thời điểm khác nhau, do đó khi những con gà chạy khỏi vòi phun này, vòi phun tiếp theo sẽ được bật lên theo hướng những con gà chạy đi, đảm bảo rằng chúng được phun đầy đủ vắc-xin.
Các nhà khoa học đã so sánh hiệu suất của hệ thống tự động này so với ba người tiến hành phun vắc – xin viêm phế quản truyền nhiễm IB và bệnh Newcastle theo cách thủ công. Kết quả các mẫu máu lấy từ đàn gà được phun vắc – xin tự động cho thấy miễn dịch với virus đã được cải thiện hơn so với phương pháp thủ công, cũng như giảm thiểu rủi ro an toàn sinh học và số lượng nhân sự cần thiết để chủng vắc – xin cho một đàn.
Ông Purswell cho biết ông và các đồng nghiệp hy vọng sẽ tạo ra phiên bản thương mại của công nghệ này và sớm đưa ra thị trường.
Lê Trang (lược dịch)
Theo Thepoultrysite
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất