[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ucraina hạ dự báo sản lượng ngũ cốc và hạt có dầu năm 2022.
Hiệp hội thương nhân ngũ cốc Ucraina (UGA) đã cắt giảm dự báo thu hoạch ngũ cốc và hạt có dầu của Ucraina năm 2022 xuống còn 64,5 triệu tấn so với dự báo 69,4 triệu tấn trước đó, vì diện tích thu hoạch giảm so với dự kiến do xung đột với Nga.
- Liên Hiệp Quốc tiếp tục thảo luận về việc cho phép Ucraina xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen
- Các tập đoàn kinh doanh ngũ cốc lãi lớn giữa cơn khát lương thực toàn cầu
- Dự báo cung cầu ngũ cốc niên vụ 2022/23
Hiệp hội cho biết Ucraina có thể xuất khẩu 32,8 triệu tấn các mặt hàng nông nghiệp chủ chốt của mình trong niên vụ 2022/23, trong đó bao gồm 10 triệu tấn lúa mì.
Chính phủ cho biết Ucraina có thể thu hoạch ít nhất 50 triệu tấn ngũ cốc trong năm nay, so với mức kỷ lục 86 triệu tấn năm 2021 do diện tích thu hoạch và sản lượng ngũ cốc giảm.
Nhập khẩu đậu tương tháng 9/2022 của Trung Quốc tăng mạnh:
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong tháng 9/2022 tăng 12% so với tháng 9/2021, lên 7,72 triệu tấn, đảo ngược xu hướng lượng nhập khẩu luôn giảm.
Các doanh nghiệp thu mua đậu tương hàng đầu thế giới đã hạn chế mua đậu tương trong những tháng trước do giá toàn cầu cao và lợi nhuận kém từ việc nghiền đậu tương để làm thức ăn gia súc.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu tháng 9/2022 đã tăng so với 6,88 triệu tấn của một năm trước đó, và cũng tăng cao hơn so với nhập khẩu của tháng 8/2022 là 7,17 triệu tấn.
Lợi nhuận từ chăn nuôi lợn tăng cao kể từ mùa hè, nhu cầu đối với bột đậu tương đã tăng lên, khiến giá tăng vọt trong những tuần gần đây do nguồn cung khan hiếm.
Darin Friedrichs, đồng sáng lập của công ty tư vấn Sitonia Consulting có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, nhập khẩu đậu tương trong tháng 8 yếu bất thường và lượng dự trữ trong tháng 7 và tháng 8 đã bắt đầu xuống thấp.
Mặc dù lượng hàng đến trong tháng 9/2022 cao hơn bình thường vào thời điểm này trong năm, nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng đầu năm vẫn giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2021, ở mức 69,04 triệu tấn.
Giá đậu tương toàn cầu đã tăng vọt trong năm nay sau khi thời tiết xấu cắt giảm sản lượng và xuất khẩu từ Braxin – nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, đẩy giá chuẩn trong tháng 6 lên gần mức cao nhất.
Giá cao và nhu cầu yếu kém từ ngành chăn nuôi đã hạn chế nhập khẩu đậu tương.
Thị trường cung cấp đậu tương vào Trung Quốc trong tháng 9 tăng chủ yếu là Mỹ, đạt 1,15 triệu tấn, tăng từ 169.439 tấn đã đạt được vào tháng 9/2021. Nhập khẩu từ Braxin giảm xuống còn 5,58 triệu tấn so với 5,936 triệu tấn của năm 2021.
Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ trong tháng 9/2022 tăng mạnh:
Nhập khẩu dầu cọ ở Ấn Độ trong tháng 9/2022 đã tăng 18% so với tháng trước đó, theo dữ liệu từ Hiệp hội Các nhà Chiết xuất Dung môi Ấn Độ (SEA). Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu 1,17 triệu tấn dầu cọ trong tháng 9/2022- bao gồm dầu cọ tẩy trắng tinh chế khử mùi (RBD), dầu cọ thô (CPO) và dầu hạt cọ thô (CPKO), trong khi dầu mềm đạt tổng cộng 421.625 tấn.
Theo báo cáo ngày 13/10/2022, nhập khẩu dầu cọ tăng do sự chênh lệch đáng kể giữa dầu cọ và dầu đậu tương, với mức giá giao dịch thấp hơn 400 USD/tấn trong tháng 9/2022.
Nhập khẩu olein cọ RBD hàng năm tăng, người mua Ấn Độ ủng hộ các nhà xuất khẩu Indonesia do giá cả cạnh tranh hơn và thuế thấp hơn.
Tháng 9/2022, Ấn Độ đã nhập khẩu 716.221 tấn và 428.211 tấn dầu cọ tương ứng từ Indonesia và Malaysia, phản ánh nhu cầu về các sản phẩm có giá thấp hơn của Indonesia. Nhập khẩu dầu đậu tương của Ấn Độ tăng nhẹ trong tháng 9/2022, tăng 7% lên 261.815 tấn và nhập khẩu dầu hướng dương tăng 18% lên 159.810 tấn.
Tuy nhiên, tổng nhập khẩu dầu cọ đã giảm trong 11 tháng đầu tiên của năm tiếp thị hiện tại, bắt đầu từ tháng 11/2021, với lượng dầu cọ nhập khẩu thấp hơn 8% so với cùng kỳ năm trước ở mức 7,03 triệu tấn.
Nhập khẩu dầu mềm tăng 21% trong cùng kỳ lên 5,64 triệu tấn.
Nhập khẩu dầu ăn của Ấn Độ trong tháng 9/2022 đạt tổng cộng 1,59 triệu tấn, tăng 16% so với tháng trước đó.
Dự trữ dầu thực vật ở mức 2,44 triệu tấn tính đến ngày 01/9/2022, tăng 0,5% so với tháng trước.
PV
- ngũ cốc li>
- cung cầu ngũ cốc li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất