[Chăn nuôi Việt Nam] – Mặc dù sản lượng thức ăn chăn nuôi (TĂCN) toàn cầu không tăng nhiều trong những năm gần đây, nhưng vẫn có kỳ vọng về sự tăng trưởng đáng kể về giá trị thị trường. Ngay cả những ước tính thấp nhất cũng chỉ ra rằng giá trị hiện tại của thị trường TĂCN toàn cầu đã vượt quá 400 tỷ USD và sẽ tăng hơn 4% trong những năm tới.
DỰ KIẾN TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG
Mặc dù sản lượng có biến động, giá trị của thị trường TĂCN toàn cầu vẫn tiếp tục tăng qua từng năm. Theo báo cáo gần đây của Polaris Market Research, giá trị của thị trường TĂCN toàn cầu sẽ đạt 588,50 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ mức khoảng 564,78 tỷ USD vào năm 2024. Dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,3% cho đến năm 2034, công ty nghiên cứu dự báo thị trường sẽ đạt quy mô 859,62 tỷ USD vào năm 2034, cho thấy một con đường tăng trưởng mạnh mẽ.
Báo cáo của Future Market Insights chỉ ra quy mô thị trường tương tự, nhưng đưa ra dự báo cao hơn cho tương lai. Trong báo cáo của mình, Future Market Insights đưa ra quy mô thị trường TĂCN toàn cầu là 530,0 tỷ USD vào năm 2023 và dự báo thị trường sẽ đạt 929,0 tỷ USD vào năm 2033.
Theo báo cáo của Precedence Research, có dự báo thấp hơn một chút so với các công ty nghiên cứu trên, quy mô thị trường TĂCN toàn cầu là 448,61 tỷ USD vào năm 2023 và ước tính là 465,65 tỷ USD vào năm 2024. Công ty này cho rằng thị trường có thể đạt 705,15 tỷ USD vào năm 2034.
Mordor Intelligence, chỉ ra sự gia tăng đáng kể với các số liệu mà họ báo cáo, nhưng đưa ra ước tính thấp hơn so với các công ty nghiên cứu khác. Theo báo cáo của công ty, thị trường TĂCN toàn cầu, sẽ đạt giá trị 483,69 tỷ USD vào năm 2025, sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,5% từ năm 2025-2030, đạt giá trị 602,76 tỷ USD.
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG THỊ TRƯỜNG
Dân số toàn cầu và nhu cầu về protein động vật ngày càng tăng
Dân số thế giới ngày càng tăng đòi hỏi phải tăng đáng kể sản lượng lương thực để đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Ngoài ra, khi thu nhập khả dụng của người tiêu dùng ở các nước đang phát triển tăng lên, nhu cầu về protein động vật như thịt, sữa và trứng cũng tăng theo. Sự thay đổi này trong cả tăng trưởng dân số và sở thích ăn uống trực tiếp chuyển thành nhu cầu cao hơn về TĂCN.
Phát triển công nghệ trong công thức thức ăn và sản xuất
Những tiến bộ trong công thức thức ăn và khoa học dinh dưỡng đã cho phép tạo ra các loại thức ăn chuyên biệt cao phù hợp với nhu cầu cụ thể của các loài, giống và giai đoạn sống khác nhau của động vật. Phương pháp này, được gọi là dinh dưỡng chính xác, mang lại những lợi thế lớn về mặt tối đa hóa hiệu quả thức ăn và hiệu suất của động vật, đồng thời khuyến khích sử dụng thức ăn hỗn hợp tùy chỉnh.
Tự động hóa trong quy trình sản xuất TĂCN cũng đang cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm chi phí lao động và tăng tính nhất quán trong chất lượng TĂCN. Các công nghệ xu hướng chính của những năm gần đây, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học, ngày càng được sử dụng để phân tích tốt hơn dữ liệu có sẵn, tối ưu hóa công thức thức ăn chăn nuôi cho phù hợp và cải thiện các hoạt động quản lý trang trại.
Tập trung vào tính bền vững và các mối quan tâm về môi trường
Ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để giảm thiểu dấu chân môi trường của mình. Điều này đã dẫn đến sự phát triển của các thành phần thức ăn bền vững hơn như các nguồn protein thay thế như côn trùng, tảo và protein từ thực vật. Mặt khác, việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, chẳng hạn như tái chế và tái sử dụng các sản phẩm phụ nông nghiệp làm thành phần thức ăn, cũng đang được chú ý bằng cách giảm chất thải và thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên. Việc kết hợp thích hợp tất cả những điều này vào dinh dưỡng động vật là có thể với thức ăn hỗn hợp.
Tầm quan trọng đối với sức khỏe và phúc lợi động vật
Việc bổ sung prebiotic, probiotic và các thành phần chức năng khác vào TĂCN giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tăng cường chức năng miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào kháng sinh. Việc sử dụng thức ăn hỗn hợp chất lượng cao, cân bằng dinh dưỡng góp phần cải thiện sức khỏe, phúc lợi và năng suất chung của động vật.
Hoạt động chăn nuôi tại các thị trường mới nổi
Các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương, đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng trong sản xuất, chăn nuôi. Các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ có ngành chăn nuôi lớn và đang phát triển, thúc đẩy nhu cầu về TĂCN.
Quy định và trợ cấp của Chính phủ
Các chính sách của Chính phủ thúc đẩy sản xuất chăn nuôi bền vững, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển về dinh dưỡng động vật và khuyến khích áp dụng các phương pháp chăn nuôi sáng tạo cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của thị trường.
Tất cả những yếu tố này có nghĩa là nhu cầu về thức ăn hỗn hợp sẽ cao hơn, mang lại lợi thế đáng kể về sức khỏe, hiệu suất và phúc lợi của vật nuôi, đồng thời hỗ trợ sản xuất thực phẩm bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng thị trường.
CÁC YẾU TỐ HẠN CHẾ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Biến động giá nguyên liệu thô
Giá các thành phần thức ăn chính như ngũ cốc (ngô, đậu nành), hạt có dầu và bột cá thường xuyên biến động đáng kể do các yếu tố như điều kiện thời tiết, sự kiện địa chính trị và động lực cung cầu toàn cầu. Những biến động này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất thức ăn và nông dân, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn.
Cạnh tranh về tài nguyên và mối quan tâm về môi trường
Nhu cầu ngày càng tăng đối với đất canh tác và tài nguyên nước cho cả sản xuất thực phẩm và TĂCN đang tạo ra một môi trường cạnh tranh. Theo các chuyên gia, điều này có thể hạn chế tính sẵn có và khả năng chi trả của các thành phần TĂCN chính. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều tài nguyên dẫn đến các mối quan tâm về môi trường như nạn phá rừng, ô nhiễm nước và phát thải khí nhà kính. Các biện pháp giải quyết những mối quan tâm này có thể làm tăng chi phí sản xuất và có khả năng hạn chế sự tăng trưởng của thị trường.
Quy định nghiêm ngặt và các vấn đề tuân thủ
Các quy định ngày càng nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, phúc lợi động vật và tính bền vững của môi trường có thể làm tăng chi phí sản xuất và gánh nặng tuân thủ đối với các nhà sản xuất TĂCN.
Dịch bệnh và đại dịch
Các dịch bệnh như cúm gia cầm và dịch tả lợn châu Phi có thể làm gián đoạn đáng kể sản xuất chăn nuôi, dẫn đến nhu cầu TĂCN giảm và gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân. Các đợt bùng phát như vậy cũng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu TĂCN và thành phẩm, do đó ảnh hưởng đến tính khả dụng và khả năng chi trả của TĂCN.
Suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế có thể dẫn đến việc người tiêu dùng giảm chi tiêu cho protein động vật, ảnh hưởng đến nhu cầu TĂCN và có khả năng làm chậm tăng trưởng thị trường.
Cạnh tranh từ các nguồn protein thay thế
Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm thịt từ thực vật và sản xuất trong phòng thí nghiệm đặt ra thách thức cho thị trường TĂCN truyền thống. Khi người tiêu dùng chuyển sang các nguồn protein thay thế, nhu cầu đối với các sản phẩm động vật truyền thống và do đó là TAWCN có thể giảm.
Thị trường mới nổi và môi trường cạnh tranh
Sự xuất hiện của những công nghệ và đối thủ mới trên thị trường TĂCN có thể làm tăng tính cạnh tranh và tạo áp lực buộc những đối thủ hiện tại phải đổi mới và tăng năng suất.
N.A (Nguồn: Feed Additive)
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
Tin mới nhất
T6,18/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất