[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, dịch COVID-19 tiếp tục diễn ra đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội thế giới và trong nước, làm đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Trong nước, nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất phải thu hẹp hoặc tạm ngừng hoạt động; hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ. Một số ngành như chăn nuôi, xây dựng đang chịu nhiều tác động tiêu cực do giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất và sức cạnh tranh.
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến cho giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng mạnh, trong bối cảnh giá các sản phẩm chăn nuôi giảm, gây khó khăn cho toàn ngành chăn nuôi
Ngày 29/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022, trong đó đã giao: “Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN ở mức độ phù hợp đối với một số mặt hàng nhập khẩu có thuế nhập khẩu MFN chênh lệch lớn so với mức thuế theo các FTA, đặc biệt là những mặt hàng trong nước không có hoặc ít có nhu cầu bảo hộ để tạo môi trường cạnh tranh; điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng, nguyên vật liệu, góp phần ổn định mặt bằng giá cả trong nước”.
Do vậy, để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, đồng thời, để bảo vệ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong nước, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP cho phù hợp với yêu cầu và bối cảnh hiện nay.
Điều chỉnh thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, bao gồm lúa mỳ và ngô.
Theo Bộ Tài chính, từ tháng 10/2020 đến nay, giá các loại nguyên liệu chính như ngô, lúa mì liên tục tăng cao với mức tăng trung bình từ 30-35%. Việc tăng giá nguyên liệu chủ yếu do dịch COVID-19 tác động tới logistics toàn cầu kéo theo việc tăng giá mạnh cước vận chuyển nhiều loại hàng hóa. Bên cạnh đó, do sản xuất đang hồi phục ở nhiều quốc gia nên nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản gần đây đã tăng kỷ lục. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở một số quốc gia cũng đang có những ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất các mặt hàng này, dẫn đến giá tăng.
Giá nguyên liệu tăng kéo theo giá thức ăn chăn nuôi trong quý I/2021 tăng đáng kể so với quý IV/2020 và có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, khoảng 45-50% trang trại gia cầm lớn treo chuồng và khoảng 70-75% gia trại và số hộ chăn nuôi tạm ngừng tái đàn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trong nước về sản phẩm gia cầm trong quý IV.
Tại công văn số 09/VIPA ngày 7/6/2021, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị giảm 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, Ủy ban ngũ cốc Hoa Kỳ cũng có văn bản kiến nghị giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ngô và lúa mỳ xuống 0%. Tại cuộc họp ngày 23/6/2020 với Bộ Tài chính, đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng đã có đề nghị giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng này để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi trong nước.
Giá thức ăn tăng cao khiến cho người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ điêu đứng
Để góp phần giảm giá thành đầu vào sản xuất trong nước không chỉ đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi mà còn các ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm, đồng thời, góp phần bình ổn giá trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay và để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và 63/NQ-CP, Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng lúa mỳ và ngô như sau:
Đối với mặt hàng lúa mỳ: Giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng lúa mỳ, mã HS 1001.99.99 từ 3% xuống 0%.
Đối với mặt hàng ngô: Giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của mặt hàng ngô, mã HS 1005.90.90 từ 5% xuống 3%.
Đối với sản xuất trong nước, việc giảm thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng ngô nhìn chung sẽ không tác động lớn đến ngành nông nghiệp trong nước do trong nước chưa trồng được lúa mì và mặt hàng ngô trồng trong nước cơ bản cũng chỉ phục vụ cho người. Trong khi đó, bên cạnh góp phần bình ổn giá, giảm giá thành đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với ngô còn góp phần giảm giá cho ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm. Qua đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong các ngành này vượt qua khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao hiện nay. Đồng thời, góp phần cân bằng cán cân thương mại với các đối tác thương mại quan trọng của nước ta.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
P.V
Theo Cục Chăn nuôi, tính bình quân 6 tháng đầu năm 2021, giá các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đ/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đ/kg (tăng 35,5%), DDGS (bã ngô) 8.847 đ/kg (tăng 46,0%), cám mì 6.716,7 đ/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đ/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đ/kg (tăng 16,1%), Methionine 64.950,6 đ/kg (tăng 19,2%), Lysine 35.053,3 (tăng 16,3%).
- thức ăn chăn nuôi li>
- thuế nhập khẩu li>
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất