Nếu tính cả các hoạt động gián tiếp phát thải liên quan như chế biến thực phẩm, hoạt động trồng trọt, phá rừng…, thì tổng lượng khí thải từ hoạt động chăn nuôi ở châu Âu sẽ đạt 704 triệu tấn CO2/năm.
Báo cáo công bố ngày 22/9 của tổ chức phi chính phủ về môi trường Greenpeace (có trụ sở ở Amsterdam, Hà Lan) cho biết lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ hoạt động chăn nuôi tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) chiếm tới 17% tổng lượng phát thải loại khí này tại EU, cao hơn cả lượng khí thải từ ôtô ở châu Âu.
Ảnh minh họa (Nguồn: Food Navigator)
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn báo cáo của Greenpeace cho biết, trong giai đoạn 2007-2018, lượng khí thải CO2 từ hoạt động chăn nuôi tại châu Âu đã tăng thêm 39 triệu tấn (tương đương 6%). Greenpeace so sánh, điều này tương đương với việc tăng thêm 8,4 triệu chiếc ôtô lưu hành trên đường phố châu Âu.
Cũng theo Greenpeace, các loại gia súc, gia cầm nuôi tại châu Âu mỗi năm phát thải lượng khí thải lên tới 502 triệu tấn CO2. Nếu tính cả các hoạt động gián tiếp phát thải liên quan tới chăn nuôi như chế biến thực phẩm, hoạt động trồng trọt, phá rừng…, thì tổng lượng khí thải từ hoạt động chăn nuôi sẽ là 704 triệu tấn CO2 mỗi năm.
EU hiện đang xây dựng một dự luật mới về khí hậu, cập nhật các mục tiêu khí hậu và xác định chính sách nông nghiệp trong 7 năm tới. Greenpeace hy vọng châu Âu sẽ đặt mục tiêu giảm số đàn gia súc, gia cầm và ngừng trợ cấp cho ngành chăn nuôi công nghiệp. Theo tổ chức này, việc giảm 50% hoạt động chăn nuôi sẽ cho phép cắt giảm 250 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp của Greenpeace, ông Marco Contiero nhấn mạnh: “Các lãnh đạo châu Âu từ lâu không quan tâm tới tác động của hoạt động chăn nuôi đối với khí hậu. Về mặt khoa học, tác động này đã quá rõ ràng, các số liệu cũng nói lên tất cả. Chúng ta không thể ngăn chặn những hậu quả tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu nếu các chính sách của châu Âu vẫn tiếp tục bảo vệ hoạt động sản xuất công nghiệp đối với các sản phẩm thịt và sữa”./.
Tác giả: Đức Hùng
Nguồn: TTXVN/Vietnam+
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
Tin mới nhất
T2,07/04/2025
- Mavin được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- ‘Ông trùm’ chồn hương khởi nghiệp từ 80 con giống
- Tiêu thụ thịt của Đức năm 2024 tăng nhẹ
- Ngành chăn nuôi ứng biến kịp thời trước những thay đổi của thị trường
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất