Ngày 20/4, Hiệp hội Protein động vật Brazil (ABPA) dự báo kim ngạch xuất khẩu thịt gà nước này sang Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 30% trong năm nay do lệnh cấm nhập khẩu mới của Brussels đối với 20 nhà máy chế biến thịt của Brazil.
Một trại nuôi gà ở Lapa, bang Parana, Brazil. (Nguồn: Reuters)
Phó Chủ tịch ABPA, ông Ricardo Santin, cho biết quyết định của EU có thể làm giá thịt gà trong nước giảm và khiến nhiều lao động trong ngành bị sa thải do phần lớn sản lượng thịt gà buộc phải tiêu thụ tại thị trường nội địa.Tuy nhiên, ông nhấn mạnh trong trường hợp lệnh cấm nhập khẩu có hiệu lực trong thời gian ngắn, tác động tiêu cực từ biện pháp đó có thể sẽ ít hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khác của Brazil có thể thay thế những cơ sở bị cấm xuất khẩu sẽ giúp ngành thịt nước này bớt thiệt hại.
BRF- một trong những công ty chế biến thực phẩm lớn nhất thế giới của Brazil, sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất với quyết định trên, do chín nhà máy được phép xuất khẩu thịt sang EU bị đình chỉ. BRF dự tính sẽ điều chỉnh sản lượng, cho công nhân nghỉ việc tạm thời tại bốn nhà máy tại một số bang.
Tập đoàn này đã chỉ trích việc EU tạm ngừng mua thịt từ các nhà máy của doanh nghiệp này ở Brazil không phải do điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, mà do động cơ chính trị và bảo hộ thị trường của liên minh.
Trong khi đó, thông cáo của EU cho biết lệnh tạm ngừng trên sẽ có hiệu lực từ 15 ngày tới và áp dụng chủ yếu đối với thịt gia cầm sau khi các thanh tra an toàn thực phẩm của liên minh phát hiện những thiếu sót trong hệ thống kiểm dịch thực phẩm của Brasilia.
Đầu tháng Ba vừa qua, cảnh sát Brazil đã bắt giữ một số đối tượng bị cáo buộc cố tình che giấu thông tin về sự xuất hiện của vi khuẩn Salmonella trong sản phẩm thịt xuất khẩu của BRF và của một số doanh nghiệp khác sang 12 quốc gia, trong đó 80% xuất sang thị trường châu Âu./.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+
- EU li>
- nhà máy tại Brazil li>
- thịt gia cầm li>
- chế biến thịt li>
- ngừng nhập khẩu li>
- gia cầm li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất