[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng 5/12, đoàn chuyên gia quốc tế từ FAO và Philippines đã khảo sát mô hình phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Mê Linh và huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chuyến đi nhằm tìm kiếm giải pháp tối ưu kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Philippines thông qua việc tham quan các mô hình thực tế đã sử dụng thành công ở Việt Nam, đặc biệt là trên đàn lợn nái.
Đoàn chuyên gia tham quan trại lợn nhà anh Hoàng Văn Chuyển, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội
Dù ban đầu còn nhiều nghi ngại, gia đình anh Hoàng Văn Chuyển ở xã Liên Mạc đã quyết định tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi của công ty AVAC cho toàn bộ đàn lợn hơn 400 con (bao gồm hơn 300 lợn thịt, 20 lợn nái và đàn lợn con theo mẹ). Quyết định táo bạo này đã giúp gia đình anh không chỉ bảo vệ được đàn lợn mà còn mang lại lợi nhuận đáng kể.
Chị Tạ Thị Tân, vợ anh Chuyển, chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi rất lo lắng vì nghe nhiều thông tin không tích cực về vaccine AVAC ASF LIVE. Nhiều người xung quanh bàn tán rằng dù có tiêm vaccine, lợn vẫn có thể chết và mắc dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, khi chứng kiến dịch bệnh lan tràn xung quanh, chúng tôi quyết định liều một phen. Thật may mắn, sau khi tiêm phòng, đàn lợn của gia đình vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt”.
Nhờ quyết định sáng suốt đó, gia đình anh Chuyển và chị Tân đã thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, trong khi nhiều hộ chăn nuôi khác trong khu vực phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Chị Tân chia sẻ: “Ban đầu, sau khi chúng tôi tiêm vaccine này, nhiều người còn tránh xa nhà tôi vì lo ngại lây bệnh. Nhưng khi thấy đàn lợn của gia đình vẫn khỏe mạnh, mọi người bắt đầu tin tưởng và tìm đến để hỏi thông tin cũng như tiêm phòng. Đến nay, đàn lợn của họ vẫn phát triển tốt và chưa có dấu hiệu tái nhiễm dịch tả lợn châu Phi”.
Anh Trần Văn Cường, một hộ chăn nuôi khác tại đội 8, thôn Kim Bôi, xã Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ: “Trước đây, tôi có 15 con nái, nhưng do dịch tả lợn châu Phi, chỉ còn lại 5 con. Thấy hàng xóm tiêm vaccine AVAC ASF LIVE, tôi cũng xin về để tiêm cho đàn lợn của mình. Kể từ đó, không còn con nào chết, tôi yên tâm tiếp tục nuôi. Hiện tại, tôi đã khôi phục lại đàn nái lên 15 con. Tôi vẫn dám liều tiêm cho những con nái đang mang thai và thấy chúng vẫn an toàn, phát triển khỏe mạnh, không bị lây nhiễm. Nếu không có vaccine này, tôi chắc chắn sẽ không dám nuôi”.
Sau khi tham quan thực tế và tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống dịch tả lợn châu Phi từ các trang trại đã áp dụng vắc xin cho lợn nái và lợn thịt tại hai huyện Chương Mỹ và Mê Linh, Hà Nội, ông Contante Palabrica, đại diện Bộ Nông nghiệp Philippines, cho biết, mục đích của chuyến khảo sát lần này là xác định khả năng sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE trên lợn nái. Chính phủ Philippines đã đặt hàng 500.000 liều vắc xin cho lợn thịt theo quy trình kiểm soát. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cho lợn nái cũng được coi là rất quan trọng. Do đó, Philippines mong muốn tiến hành khảo sát và đánh giá việc sử dụng vắc xin này trên lợn nái tại các hộ chăn nuôi ở Việt Nam nhằm đưa ra những quyết định phù hợp.
Theo ông Contante Palabrica, trước tiên, đoàn khảo sát sẽ căn cứ vào dữ liệu từ nhà sản xuất AVAC để đánh giá mức độ an toàn của vaccine trên đàn lợn nái. Tiếp theo, họ sẽ tiến hành thử nghiệm thực tế trên lợn nái tại Philippines. Sau khi có kết quả, Bộ Nông nghiệp sẽ trình bày các đề xuất lên Chính phủ ban hành việc phê duyệt sử dụng vaccine này trên đàn lợn nái và không qua kiểm soát của Chính phủ như hiện tại.
“Chúng tôi rất hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ sớm phê duyệt sản phẩm vaccine này cho lợn nái, điều này sẽ làm cơ sở vững chắc cho chúng tôi trong việc phê duyệt vắc xin tương tự tại Philippines”, ông Contante Palabrica bày tỏ.
Có thể thấy, thành công của mô hình tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam đã mở ra những triển vọng mới cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Philippines và các quốc gia trong khu vực. Kết quả khảo sát tại các địa phương đã minh chứng rõ ràng hiệu quả của vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của AVAC trong việc bảo vệ đàn lợn, đặc biệt là lợn nái. Chuyến khảo sát này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Philippines, góp phần vào nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Phạm Huệ
Dịch tả lợn châu Phi đang gây ra nhiều thách thức lớn cho ngành chăn nuôi. Ngoài việc đảm bảo an toàn sinh học, việc sử dụng vắc xin là rất cần thiết để bảo vệ đàn lợn. Vắc xin AVAC ASF LIVE của công ty AVAC đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm thành công tại nhiều trang trại, đồng thời cũng đã được xuất khẩu sang Philippines, chứng minh hiệu quả của nó. Việc tìm ra vắc xin này không chỉ giúp người chăn nuôi bảo vệ sức khỏe đàn lợn mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế, tạo điều kiện cho họ yên tâm sản xuất.
TS. Bùi Huy Doanh (ảnh), Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- AVAC ASF LIVE li> ul>
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất