Ngày 9/11, Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế (Bắc Giang) tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ gà đồi và các sản phẩm nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2022 và công bố vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và Newcastle đối với sản phầm gà đồi Yên Thế.
Các đại biểu thăm quan gian hàng đặc trưng của huyện Yên Thế.
Báo cáo tại hội nghị khẳng định, với lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của một huyện miền núi cùng với những cơ chế, giải pháp chỉ đạo quyết liệt, sản xuất nông, lâm nghiệp huyện Yên Thế đã phát triển mạnh mẽ.
Trong đó, sản phẩm chủ lực “Gà đồi Yên Thế” luôn được huyện duy trì ổn định với tổng đàn từ 3,8-4 triệu con; hằng năm đã cung cấp ra thị trường 12-14 triệu con, sản lượng trứng đạt hơn 10 triệu quả; giá trị sản xuất khoảng 1.500 tỷ đồng với gần 4.000 hộ chăn nuôi thường xuyên (chiếm 60% giá trị ngành chăn nuôi của huyện).
Nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp tại 3 nước: Trung Quốc, Lào và Singapore. Năm 2022 được Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận Gà đồi Yên Thế là món ăn được chọn vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam (2021-2022) trong Hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam. Đặc biệt, Yên Thế là huyện đầu tiên của miền bắc đạt vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm và bệnh Newcastle trên gà.
Ngoài ra, huyện đã hình thành vùng chăn nuôi dê thương phẩm chất lượng cao và xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Dê núi Hồng Kỳ”, cung cấp dê thương phẩm cho nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bên cạnh thế mạnh về chăn nuôi, huyện Yên Thế còn có nhiều tiềm năng phát triển trồng trọt. Các sản phẩm nổi tiếng phải kể đến như: Chè xanh Bản Ven, nhãn chín muộn; các loại hoa quả có múi.
Đến nay, huyện đã có 23 sản phẩm OCOP cấp tỉnh trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao, 19 sản phẩm đạt 3 sao; nhóm sản phẩm chế biến từ gà đồi Yên Thế chiếm số lượng lớn nhất với các sản phẩm giò gà, xúc xích gà, chả gà.
Đặc biệt, năm 2022 sản phẩm OCOP về du lịch sinh thái – văn hóa Bản Ven được công nhận là sản phẩm đạt 3 sao, đây là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Giang về lĩnh vực du lịch đạt sản phẩm OCOP.
Ngoài ra, gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng cũng là một trong những thế mạnh của huyện. Trên địa bàn huyện đã hình thành vùng sản xuất giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao; hằng năm cung cấp ra thị trường 15-20 triệu cây giống các loại chủ yếu là keo lai, bạch đàn giống mới.
Đặc biệt, huyện cũng đang bắt đầu phối hợp để triển khai thực hiện Đề án “Phát triển huyện Yên Thế trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang”.
Ngoài các sản phẩm chủ yếu trên, huyện Yên Thế còn khá nhiều sản phẩm nông sản đã và đang hình thành, phát triển như: Sản phẩm rau củ quả an toàn; vùng sản xuất thanh long; sản phẩm chế biến từ các cây dược liệu như: Cao xạ đen, đinh lăng, cà gai leo, mật nhân; mật ong hoa rừng…
Huyện Yên Thế cam kết luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người sản xuất, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác đầu tư sản xuất, chế biến, thu mua, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản trên địa bàn.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến thảo luận của các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng đã được đưa ra, trong đó nhiều ý kiến khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của Yên Thế cũng như Bắc Giang. Một số đại biểu đề xuất đẩy mạnh, xúc tiến đưa hàng hóa vào siêu thị, tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử.
Phát biểu tại đây, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, chúc mừng những kết quả mà huyện Yên Thế đã đạt được trong thời gian vừa qua. Ông đồng thời đề nghị huyện tiếp tục tập trung làm tốt một số nội dung về sản xuất, tiêu thụ, quảng bá các sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực của địa phương…
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh trên đàn gà cho huyện Yên Thế.
Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế cũng đã tiến hành ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản chủ lực của huyện với sở công thương các tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình; ký hợp tác tiêu thụ giữa hợp tác xã sản xuất nông sản với một số doanh nghiệp; cắt băng xuất hành đoàn xe tiêu thụ gà đồi và dê của huyện.
ĐẶNG GIANG
Nguồn: Báo Nhân Dân
- gà đồi yên thế li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất