Bằng sự cần cù, siêng năng, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nhiều nông dân đã lai tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với địa phương, mang về nguồn thu nhập đáng kể. Điển hình như anh Nguyễn Quốc Diệp, xã Long Hưng, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, đã thành công với mô hình lai tạo, nuôi giống gà nòi Nam bộ.
Anh Diệp chăm sóc gà.
Anh Diệp kể, trước đây anh từng gắn bó với giống gà ta Gò Công, sau đó anh chuyển sang nuôi gà nòi Nam bộ. Ban đầu, anh khởi nghiệp với giống gà nòi này chỉ vài trăm con, thấy có hiệu quả, anh Diệp lai tạo thêm và số lượng cũng bắt đầu tăng lên. Nhờ được xây dựng chuồng trại, cách xử lý phân gà, áp dụng các kỹ thuật, quy trình chăn nuôi theo VietGap nên số lượng gà bán ra thị trường được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo anh Diệp, từ ngày thả giống đến ngày xuất bán, nếu chăm sóc đầy đủ, đúng quy trình, sau 4 tháng gà sẽ đạt trọng lượng 1,6kg đến 1,8kg/con, chi phí đầu tư thức ăn cho mỗi kg thịt gà 50.000 đến 60.000 đồng. Chính vì thế, mỗi kg gà tươi bán ra thị trường với mức giá từ 60.000 đồng trở lên là người chăn nuôi đã có lãi. Hiện tại, giá thịt gà nòi Nam bộ được thu mua với giá 70.000 đồng/kg, lúc cao điểm lên đến 90.000 đồng/kg, mang lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi. Với ước tính gần 6.000 con gà thịt chuẩn bị xuất bán trong đợt này, anh Diệp thu lãi hơn 60 triệu đồng.
Ngoài ra, để gà nuôi mau lớn, có bộ lông đẹp và hạn chế đá nhau, anh Diệp còn trang bị mắt kính cho gà đeo. Mắt kính được thiết kế gắn phía trước 2 mắt của gà, có hình tròn, che khuất tầm nhìn phía trước, gà chỉ thấy 2 bên để có thể ăn thức ăn hoặc uống nước. Bình quân mỗi cặp mắt kính được anh Diệp đặt mua với giá 450 đồng và có thể sử dụng cho 3 đến 4 lứa nuôi. Đây là một trong những cách làm hiệu quả được người chăn nuôi hiện nay áp dụng nhiều để nâng cao giá trị đàn gà. Anh Diệp nói: “Bản chất của con gà nòi rất hung dữ, hay đá, cắn nhau mỗi lúc ăn, chính vì thế, đeo kính cho gà, che khuất tầm nhìn, gà sẽ hạn chế đá nhau, có bộ lông đẹp, da gà khi làm sạch sẽ không có vết trầy xước, người tiêu dùng sẽ lựa chọn, bán được giá cao”.
Gà được đeo mắt kính để hạn chế gà đá nhau.
Để có giống gà chất lượng, không bị lai tạo từ những giống gà khác lúc mua giống, anh Diệp đầu tư chuồng nuôi 1.000 con gà mái sinh sản được phối với giống gà nòi thuần của địa phương. Sau khi thu hoạch trứng, anh Diệp lựa chọn những trứng gà có chất lượng, đạt chuẩn ấp ra gà con. Bên cạnh đó, anh Diệp xây dựng lò ấp trứng vừa để có gà con làm giống vừa cung cấp giống gà chất lượng cho bà con nhân dân tại địa phương. Bình quân, mỗi con gà con được anh Diệp bán hỗ trợ cho người chăn nuôi với giá 12.000 đồng/con. Anh Diệp cho biết: “Gà đẻ trứng, không phải bất kỳ trứng gà nào cũng ấp thành gà con được, phải lựa trứng đẹp, không bị méo mó, 2 đầu trứng đều…ấp ra gà con mới khỏe mạnh, không bị dị tật, ít bị hao hụt khi nuôi”.
Để nuôi gà hạn chế mùi hôi, anh Diệp sử dụng vỏ trấu kết hợp với men vi sinh nhằm phân hủy phân gà, không bốc mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Anh Diệp chia sẻ: “Phân gà thường rất hôi, ruồi đến rất nhiều, chính vì thế, muốn nuôi được gà lâu dài phải biết cách xử lý chuồng trại để hạn chế mùi hôi, tránh gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Bên cạnh đó, nếu ủ men vi sinh sau mỗi lứa nuôi người chăn nuôi có thêm thu nhập từ việc bán phân gà cho người trồng cây ăn trái, hoa màu”.
Trước những hiệu quả tích cực và được sự ủng hộ của bà con nhân dân, anh Diệp đã đứng ra thành lập “Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà Đất Việt” với 22 thành viên do anh làm giám đốc, mỗi hộ nuôi bình quân khoảng 4.000 con gà thịt, được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Thành viên được hướng dẫn cách chăn nuôi, chăm sóc gà theo quy trình VietGap, đảm bảo cung cấp được lượng thịt gà sạch cho người tiêu dùng.
Với những tín hiệu khả quan, qua nhiều lần kiểm định và đánh giá về quá trình chăn nuôi, tháng 5 năm 2017 này, HTX chăn nuôi gà Đất Việt sẽ được cấp chứng nhận nuôi gà đạt chuẩn theo quy định VietGap và đang ra sức vận động bà con nhân dân cùng tham gia vào HTX, góp phần khẳng định thương hiệu giống gà nòi Nam bộ trên vùng đất xứ Gò này.
Anh Diệp nói: “Hiện nay chất lượng thịt gà nòi Nam bộ vừa chất lượng, vừa an toàn để được người tiêu dùng lựa chọn nhiều. Bà con nhân dân nơi đây cũng đến mua giống, có hộ từ vài chục đến vài trăm con để nuôi theo hộ gia đình, hoặc nuôi bán nhỏ lẻ cho bà con trong vùng. Đây cũng là một trong những giải pháp giới thiệu thịt gà nòi Nam bộ đến với người tiêu dùng, cũng như khẳng định HTX chăn nuôi gà đất Việt ngày một lớn mạnh trên thị trường”.
Anh Diệp cho biết thêm: “Hiện tại, thịt gà nòi Nam bộ rất ngon, tương đối khan hiếm hàng nên chủ yếu bán ở thị trường TP. Hồ Chí Minh với giá luôn duy trì ở mức hơn 100.000 đồng/kg gà làm sạch. Từ đây thịt gà sẽ được phân phối đến các siêu thị, các bếp ăn tập thể, các điểm bán thịt gà an toàn… Tuy nhiên, HTX vẫn mong muốn có thêm nhiều thành viên, số lượng gà sẽ tăng lên để góp phần giới thiệu chất lượng thịt gà nòi Nam bộ đến với người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn”.
Từ những con gà địa phương, trải qua một quá trình lai tạo và gìn giữ giống, ngày hôm nay kết quả có được là cả một HTX chăn nuôi gà Đất Viết với những con gà chất lượng, được thị trường chấp nhận. Đây được xem như thành quả sau bao năm phấn đấu của anh Nguyễn Quốc Diệp – một nông dân, bản lĩnh, dám nghĩ dám làm của thời kỳ hội nhập. Năm 2015, anh nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong phong trào thi đua “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Văn Minh
Nguồn: Báo Ấp Bắc
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li> ul>
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất