Kiếm tiền dễ như... nuôi dê - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Kiếm tiền dễ như… nuôi dê

    Từ nhiều năm nay, nhiều người dân ở xã Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) có cuộc sống khấm khá hơn nhờ vào việc chăn nuôi dê. Đây là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả được địa phương khuyến khích nhân rộng, vì chủ yếu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, lấy công làm lời và đầu ra khá ổn định.

    Kiếm tiền dễ như... nuôi dêAnh Trọng (bìa trái) cho biết: Nuôi dê không sợ bán ế, chỉ có lời ít hay nhiều và thương lái thu mua sớm hay chậm theo từng thời điểm.

     

    Nuôi dê không sợ… bán ế

     

    Chúng tôi đến nhân lúc anh Nguyễn Hoàng Trọng vừa chở con dê cái của ông Nam ở rạch Bà Tre (xã Hòa Ninh, Long Hồ) về phối giống.

     

    “Giá mỗi lần phối là 200.000đ, bao gồm: công chở dê cái về đây phối giống và đem đi trả; trong đó có bao tiêu 3 lần, đến lần thứ 4 nếu vuột thì kể như… xin tiền xăng, còn dê cái thì để… lò mổ lo”- anh Trọng cười xởi lởi.

     

    Khởi điểm từ nghề thợ hồ nhưng không đủ trang trải cho gia đình, nên cách nay 7 năm, anh Trọng nuôi thử 2 con dê cái.

     

    Nhận thấy vừa làm vườn vừa nuôi dê rất khỏe, chỉ cần bỏ ra nửa buổi đi cắt cỏ là dê ăn được cả ngày. Vì vậy, anh tiếp tục nuôi thêm 3 con.

     

    Thông qua các lớp tập huấn chăn nuôi do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức và được hỗ trợ cho vay từ nguồn vốn “Quỹ hỗ trợ nông dân”, anh Trọng vay 10 triệu đồng để làm chuồng rồi làm hầm biogas, bảo vệ môi trường.

     

    Mới đây, anh cho xuất chuồng 20 con dê, thu gần 60 triệu đồng. Anh Trọng cho biết: Nuôi dê chủ yếu là lấy công làm lời, vì dê là loài ăn tạp, cỏ hoặc rau củ quả hư giập đều được.

     

    Nếu muốn vỗ béo thì bổ sung thêm bã đậu nành, giá khá rẻ. Hiện, mỗi ngày anh mua 200kg bã đậu từ làng nghề tàu hủ ky về chia lại cho gần 30 hộ nuôi dê với giá 2.000 đ/kg.

     

    Để chăn nuôi hiệu quả, anh Trọng thường xuyên lên mạng nghiên cứu kỹ thuật, học hỏi thêm người nuôi trước và cũng từ “nghề dạy nghề”.

     

    Nhớ lại, lúc dê sinh sản, anh học hỏi người nuôi trước và cũng nhờ “không nhát tay”, nên anh đỡ đẻ cho dê ngày càng thuần thục.

     

    Dần dần, anh kiêm luôn nghề phối giống và đỡ đẻ cho dê. “Tuy không nặng nhọc, nhưng tui phải đi liên tục trên 3 điểm/ngày để nhận dê cái về phối giống. Khách hàng không chỉ trong xã mà còn ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Có khi nửa đêm khách kêu đi đỡ đẻ cho dê thì tui vẫn phải chạy đi”- anh Trọng kể.

     

    Đỡ đẻ xong, nếu hộ nào muốn bán dê con, anh Trọng cũng mua. Còn nếu họ để lại nuôi thì anh nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật.

     

    Đến khi xuất chuồng anh lại giới thiệu lái nào mua có giá để họ bán được giá cao. “Mình làm vậy để người ta ham nuôi, tiếp tục bắt dê con do mình cung cấp và sử dụng các dịch vụ của mình nữa”- anh Trọng cười tươi và cho biết thêm- “Điều đặc biệt là nuôi dê khỏi phải lo đầu ra.

     

    Nếu ngay vào lúc đông ken, nhiều người kêu bán cùng lúc, không mổ kịp thì lái nhờ mình cho dê ăn thêm đôi ba bữa rồi họ đến bắt thôi”.

     

    Nâng chất lượng đàn dê

     

    Theo anh Trọng, so với nuôi heo thì nuôi dê khỏe hơn nhiều, nhưng mình phải “mài” đường dài, chịu khó chăm sóc.

     

    Ở xứ này có người cưới dâu, cất nhà cũng nhờ nuôi dê. Nếu có “tay” nuôi thì với dê đực chỉ cần khoảng 4 tháng là đủ chuẩn xuất chuồng (30- 35kg/con), giá bán khoảng 90.000 đ/kg.

     

    Hỏi về chuyện phát triển đàn dê, anh Trọng nói “còn ham lắm nhưng hết đất nuôi rồi”. Hiện, đàn dê của anh có 30 con và anh còn mở thêm điểm bán thịt dê đông lạnh tại nhà.

     

    Tiếp chúng tôi trong căn nhà tường khang trang, ông Trương Văn Lý (ấp Bình Hòa 1) cho biết: “Tui mới cho xuất chuồng hơn 20 con dê để sửa sang lại căn nhà này đó”- hớp ngụm trà, ông kể tiếp- “Trước đây gia đình tui nghèo lắm, mần ngày nào ăn ngày đó.

     

    Sau nhờ chuyển sang nuôi dê mà nhà cửa ổn định. Nuôi dê được cái không sợ lỗ, chỉ có lời ít hay nhiều thôi. Sắp tới, tui sẽ đầu tư thêm 2 chuồng để tăng đàn dê”.

     

    Ông Nguyễn Thanh Triết- Chi hội trưởng Nông dân ấp Bình Hòa 1- cho biết, lúc đầu ở ấp chỉ có 5- 7 hộ nuôi dê nhưng đến nay đã có hơn 40 hộ.

     

    Trong đó, chủ yếu là dê đực- đang được thị trường ưa chuộng vì thịt ngon. Nếu nuôi dê cái thì chủ yếu là để ra giống.

     

    Hiện, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp- PTNT) đang triển khai dự án hỗ trợ 50% con giống cho các hộ chăn nuôi, nhằm phát triển và nâng chất lượng đàn dê.

     

    Để nuôi dê hiệu quả, cần phải học hỏi kinh nghiệm và có biện pháp vỗ béo, cung cấp đủ muối, can-xi và không để trùng huyết.

     

    Bí thư Đảng ủy xã Bình Hòa Phước Trần Minh Cảnh cho biết: Những năm trước đây, khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng, nhiều nhà vườn đốn bỏ và không chăm sóc nên cỏ mọc nhiều.

     

    Lúc đó, nhiều người tận dụng cắt cỏ nuôi dê. Từ năm 2015, xã đẩy mạnh phát triển đàn dê thông qua nguồn “quỹ hỗ trợ nông dân”. Hiện, toàn xã có khoảng 150 hộ nuôi dê với khoảng 1.200 con.

     

    Qua thời gian, chủ yếu các hộ này cho dê phối giống với đàn dê trong xã nên xảy ra hiện tượng trùng huyết, do đó rất cần thay đổi giống mới để nâng chất lượng đàn.

     

    Hiện, xã có 2 tổ hợp tác nuôi dê ở ấp Bình Hòa 1 và ấp Phú An 2. Sắp tới, sẽ tiếp tục thành lập các tổ hợp tác để đưa các hộ này vào làm ăn tập thể và có tổ trưởng đứng ra lo tiêu thụ cho các hộ chăn nuôi.

     

    Xuân Tươi

    Nguồn: Báo Vĩnh Long

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.