Nhờ chăn nuôi gà Đông Tảo theo quy trình VietGAHP cùng cách chăm sóc đặc biệt, sản phẩm của HTX Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) luôn có chỗ đứng trên thị trường.
Thành lập năm 2016 với 16 thành viên, HTX Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, công khai, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển, cùng nhau xây dựng, bảo vệ thương hiệu. HTX có gần 30.000 con gà Đông Tảo, doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm.
Anh Thắng giới thiệu sản phẩm gà Đông Tảo
Các hộ tham gia HTX được lo đầu vào. HTX sẽ đứng ra ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thú y để bảo đảm thức ăn chất lượng và phù hợp. Cùng đó, HTX luôn tìm đầu ra cho xã viên và các hộ liên kết sản xuất trong vùng.
Theo anh Lê Quang Thắng, Giám đốc HTX Chăn nuôi và kinh doanh gà Đông Tảo: Qua thời gian, các giống gà địa phương, gà lai được phát triển nhân giống và nuôi tràn lan, nhưng giống gà Đông Tảo của chúng tôi vẫn là một loại đặc biệt quý hiếm. Mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo đã trở thành nguồn phát triển kinh tế chủ yếu của xã viên.
Cũng theo anh Thắng, để nuôi gà có chất lượng ngon, hình thức đẹp, ngoài yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, kinh nghiệm của người nuôi, HTX đã áp dụng kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, nhằm nâng cao thu nhập cho thành viên. Ngoài ra, khâu phòng chống dịch bệnh cho đàn gà vô cùng quan trọng. Quy trình VietGAHP sẽ hạn chế được điều này, đảm bảo cả về chất và lượng.
Lứa gà thuần chủng, mẫu mã đẹp phục vụ tết
“Để nuôi lứa gà thành công thì công tác vệ sinh, phòng dịch bệnh, cung cấp thức ăn, nước uống sạch và an toàn, thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp để nâng sức đề kháng cho gà được HTX chú ý. Lựa chọn gà bố mẹ thuần chủng, không mang bệnh tật. Tiếp theo sẽ lựa trứng rồi ấp và gà con được loại tuyển từ nhỏ. Tiếp tục lựa con giống được 1 – 2 tháng tuổi để cho ra những con đồng đều, khỏe mạnh, kích thước cao, to, đặc biệt đôi chân to, cao, khỏe”, anh Thắng chia sẻ.
Kinh nghiệm của các thành viên HTX là, muốn gà thương phẩm cho thịt ngon, ngọt và dai thì thức ăn chủ yếu của gà phải là thóc, ngô trộn rau đan xen từng thời kỳ. Đặc biệt, chuồng trại được thiết kế rộng, có khoảng không cho gà chạy nhảy. Đối với gà làm quà biếu tết, việc chăm sóc kỳ công hơn nhiều: Thức ăn thường là thóc mầm, nước sạch và được uống thuốc bổ định kỳ để tăng cường sức đề kháng…
Ngoài ra, cần tiêm phòng vacxin đầy đủ, cho ăn thóc, ngô, uống nước sạch, cho uống thuốc bổ tăng sức đề kháng, phun thuốc khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, trời rét phải luộc chín thóc cho gà… Gà thịt nuôi từ 8 tháng trở lên còn gà biếu tết, gà cảnh phải nuôi từ 12 tháng trở lên mới xuất chuồng.
Sản phẩm gà Đông Tảo của HTX được đánh giá cao khi bảo đảm các yêu cầu khắt khe như chân to hơn, màu lông sẫm hơn, da đỏ hơn… thịt sau chế biến không bị bở mà săn chắc, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, nhất là trong các dịp lễ, tết.
Sản phẩm gà đông lạnh được dán tem truy xuất nguồn gốc
“Áp dụng quy trình VietGAHP, đàn gà của HTX không bị ảnh hưởng bởi thời tiết thất thường. Nếu không phòng bệnh, tiêm vacxin và cẩn thận nguồn thức ăn thì gà rất dễ nhiễm bệnh. Tỷ lệ gà nở cũng kém hơn làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng”, anh Thắng cho biết.
Hưng Giang
Nguồn: nongnghiep.vn
- gà đông tảo li>
- thụ tinh nhân tạo cho gà đông tảo li>
- nuôi gà đông tảo li>
- nuôi gà tết li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất