UBND tỉnh Phú Thọ đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Hoà Phát với số tiền 442,5 triệu đồng do có hành vi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục như đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Thông tin mới nhất liên quan việc Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ xả thải gây ô nhiễm môi trường mà Kiến Thức đã có loạt bài phản ánh trong suốt thời gian qua, ngày 5/11, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 2856/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Gia cầm Hoà Phát với số tiền 442,5 triệu đồng.
UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ đã thực hiện không đúng một trong các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và các yêu cầu trong quyết định phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; thải chất thải rắn công nghiệp thông thường (phân gà) trái quy định về bảo vệ môi trường từ 60.000kg đến dưới 80.00kg.
Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát) gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài phạt tiền, Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục như đình chỉ ngay hành vi vi phạm, tăng cường gia cố bờ bao đảm bảo không để nước, phân từ các hố và hồ sinh học chảy tràn ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường khu vực và hồ Ngả 2; khẩn trương thực hiện các biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường bị ô nhiễm.
UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Công ty gia cầm Hoà Phát phải thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (có phương án xử lý toàn bộ lượng phân lưu chứa trong khuôn viên đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường).
Đáng chú ý đây không phải lần đầu tiên Công ty TNHH MTV gia cầm Hòa Phát Phú Thọ bị xử phạt do có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Trước đó, vào tháng 11/2018, Công ty này đã từng bị Công an tỉnh Phú Thọ xử phạt số tiền 70 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính do “thực hiện không đúng một trong các nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu trong quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường” theo quy định của Chính phủ.
Cá chết do ô nhiễm nguồn nước.
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, hàng trăm người dân xã Đồng Lương (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) do quá bức xúc trước việc Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát liên tục xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Theo phản ánh của người dân, bắt đầu từ ngày 10 – 16/10, nước hồ Ngả 2 bị chất thải từ khu trại chăn nuôi gà của Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát xả ra làm màu nước đen kịt ở nhiều đoạn, bốc mùi hôi tanh nồng nặc, cá của người dân chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh. Thậm chí, ngay cả nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân nằm trong bán kính gần với khu vực trang trại nuôi gà của Công ty THHH MTV Gia cầm Hòa Phát đều đã không thể sử dụng được vì mùi thối.
Hàng trăm người dân bức xúc tập trung trước cổng công ty.
Không chịu đựng được cảnh môi trường bị ô nhiễm trầm trọng, sáng ngày 31/10, nhiều người dân đại diện cho bà con xã Đồng Lương đã cùng nhau kéo đến Ban tiếp công dân của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, địa chỉ số 79 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội để tố cáo hành vi nguy hại của Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát.
Thậm chí, mới đây, ngày 2/11, hàng trăm người dân trên địa bàn xã Đồng Lương đã đội mưa rét kéo nhau đến nhà máy của Công ty TNHH MTV Gia cầm Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát) tại xã Đồng Lương để phản đối việc doanh nghiệp này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
Tâm Đức
Nguồn: Báo Kiến Thức
- hòa phát li>
- Gia cầm Hòa Phát li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất