Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa kết thúc ngày giao dịch hôm qua với diễn biến phân hóa. Lực bán rất mạnh trên nhóm năng lượng đã kéo chỉ số MXV-Index quay đầu giảm nhẹ 0,45%, xuống mức 2.547 điểm.
Tâm điểm chú ý của thị trường trong ngày hôm qua thuộc về diễn biến của các mặt hàng xăng dầu và nông sản. Sau liên tiếp 1 tuần tăng giá rất mạnh, giá năng lượng đồng loạt suy yếu từ mở cửa phiên đầu tuần. Trong khi đó, giá lúa mì trên Sở Chicago bật tăng mạnh mẽ trước các lo ngại về nguồn cung. Dòng tiền đến thị trường ổn định trở lại, tăng gần 10% so với ngày trước đó, đạt hơn 4.700 tỷ đồng.
Giá dầu điều chỉnh giảm trước sức ép vĩ mô
Giá dầu giảm điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần, khi rủi ro suy thoái kinh tế quay trở lại thị trường. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10, giá WTI giảm 1,63% xuống 91,13 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 1,77% xuống 96,19 USD/thùng.
Hôm qua là một phiên biến động giằng co với thị trường dầu. Giá đã có lúc tăng nhẹ do tác động của lo ngại về thiếu hụt nguồn cung do Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+ cắt giảm sản lượng trong khi các lệnh cấm vận nhập khẩu dầu Nga của EU đang sắp đi vào triển khai. Tuy vậy, đến phiên tối, giá đã giảm trở lại sau khi chạm kháng cự tại vùng 93,2 USD/thùng. Bên cạnh đó, tuần này thị trường cũng đón nhận một loạt các dữ liệu mới về tình hình vĩ mô cũng như dữ liệu thị trường.
Kết thúc kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng, Trung Quốc ghi nhận một loạt số ca nhiễm Covid-19 ngay trước thềm Đại hội Đảng. Sự gia tăng các ca nhiễm khiến cho khả năng nước này nới lỏng tình hình dịch Covid-19 trong năm nay không quá cao. Cuối tuần trước, theo khảo sát của Caixin, chỉ số PMI dịch vụ của Trung Quốc giảm từ 55 xuống 49,3, gợi ý sự tăng trưởng âm của ngành dịch vụ trong tháng 9.
Trong khi đó, các quan chức Fed tiếp tục khẳng định sự cần thiết của các biện pháp tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Lael Brainard, Phó Chủ tịch Fed cho biết mặc dù nền kinh tế đang bắt đầu chịu sức ép, tuy nhiên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các đợt tăng lãi suất. Chủ tịch Fed Chicago cũng cho biết nhiều thành viên Fed ủng hộ tăng lãi suất lên 4,5%. Như vậy, khả năng cao cuộc họp tháng 11 Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm phần trăm lần thứ 4. Trong lúc các vấn đề về nguồn cung chưa được giải quyết, việc Fed quyết tâm tăng lãi suất để hạn chế nhu cầu tạo ra lo ngại rằng nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái, khiến các hoạt động sản xuất sụt giảm, và gây áp lực lên nhu cầu tiêu thụ dầu. Bên cạnh đó, Dollar Index tăng trở lại trong phiên tối cũng khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn so với nắm giữ tiền tệ khác, giảm sức hấp dẫn của mặt hàng này.
Giá lúa mì bật tăng hơn 6% do lo ngại nguồn cung quanh khu vực biển Đen
Lúa mì là mặt hàng có diễn biến đáng chú ý nhất trong phiên hôm qua (10/10) khi nhảy vọt ngay từ khi mở cửa. Với mức tăng gần 6%, giá lúa mì đã ghi nhận mức đóng cửa cao nhất trong vòng hơn 3 tháng qua. Căng thẳng chính trị leo thang lại một lần nữa là nguyên nhân thúc đẩy đà tăng đối với mặt hàng này.
Theo Hãng tin AFP, cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi cho các cơ quan mật vụ Ukraine về vụ nổ lớn gây hư hại nghiêm trọng cho cầu Crimea vào hôm 08/10, vụ việc mà ông mô tả là “hành động khủng bố”. Điều này đã khiến cho giá bật tăng mạnh vào đầu phiên sáng. Không những thế, hãng thông tấn Belta dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, nước này sẽ triển khai một lực lượng quân sự chung với Nga để đối phó với tình hình căng thẳng gia tăng ở biên giới phía tây. Nguy cơ xảy ra các hoạt động chiến sự khiến cho thị trường lo ngại về khả năng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trên Biển Đen chấm dứt và là thông tin hỗ trợ rất mạnh đối với giá lúa mì.
Cùng với đó, đóng cửa hôm qua, giá ngô đã bật tăng mạnh và đóng cửa ở ngay sát mốc kháng cự tâm lí 700 cents/giạ. Mặc dù đà tăng trong phiên sáng chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng của lúa mì nhưng lo ngại về hoạt động xuất khẩu ở các nước sản xuất chính đã giúp lực mua được duy trì.
Triển vọng thời tiết dài hạn vẫn cho thấy miền Nam Brazil và Argentina vẫn khô ráo. Mô hình La Nina được dự báo sẽ diễn ra muộn hơn vào khoảng tháng 10 và đầu tháng 11, tương tự với năm ngoái. Điều này sẽ dẫn tới các tác động khác nhau, ngoài sản lượng mùa vụ mà còn có đến chi phí vận chuyển hàng hóa và hậu cần. Mực nước sông Parana đã giảm xuống mức rất thấp vào năm ngoái, buộc các con tàu phải chở tải trọng nhẹ hơn cũng như việc sử dụng phương tiện vận tải bằng xe tải tốn kém hơn. Điều này có nguy cơ có thể sẽ xảy ra một lần nữa vào năm nay nếu thời tiết khô hạn tiếp tục không cải thiện. Khoảng 80% sản lượng ngũ cốc của Argentina đi xuống sông Parana từ cảng Rosario, cảng nông nghiệp lớn thứ hai trên thế giới, sau New Orleans. Chính vì thế nên mặc dù dự báo sản lượng năm nay đạt mức cao nhưng lo ngại về việc La Nina vẫn có thể ảnh hưởng quá trình vận chuyển đã khiến giá ngô có thời điểm đã tăng vượt lên mức 700.
Giá dầu có thể duy trì ở vùng giá cao và dẫn dắt xu hướng toàn thị trường hàng hóa
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá thịt lợn hơi trong nước tăng giảm trái chiều tại các địa phương với mức điều chỉnh 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá thịt lợn trên toàn quốc dao động trong khoảng 55.000 đồng/kg – 62.000 đồng/kg. Như vậy, giá thịt lợn liên tục đi ngang kể từ đầu tháng 10 đến nay. Các dịp lễ lớn cuối năm đang đến gần, giá nông sản thế giới ổn định sẽ là yếu tố quan trọng đối với nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành thức ăn chăn nuôi trong nước, giúp bình ổn giá thịt thành phẩm và đảm bảo tiêu dùng nội địa.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
MXV
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất