Giá gà lông trắng rẻ hơn rau: Doanh nghiệp lỗ nặng, nông dân khóc ròng - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Giá gà lông trắng rẻ hơn rau: Doanh nghiệp lỗ nặng, nông dân khóc ròng

    Giá gà lông trắng ở các tỉnh Nam Bộ đang xuống thấp nhất trong lịch sử, chỉ còn 7.000-8.000 đồng/kg và còn không tiêu thụ được.

    Chiều 31/7/2021, Bộ NN&PTNT tổ chức diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm chăn nuôi và thủy sản trong điều kiện dịch COVID-19, với sự tham gia của các Sở NN&PTNT các tỉnh phía Nam, các hiệp hội, doanh nghiệp, hợp tác xã nhằm tháo gỡ khó khăn trước tình hình tiêu thụ khó khăn trong đợt dịch đang diễn biến phức tạp.

     

    Theo Bộ NN&PTNT, trong 7 tháng đầu năm 2021, sản xuất chăn nuôi tương đối ổn định với đàn bò tăng 2,4%, đàn heo tăng 10%, đàn gia cầm tăng 5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, đàn bò 6,3 triệu con, đàn trâu 2,3 triệu con, đàn heo 23 triệu con, đàn gia cầm 510 triệu con.


    Tổng sản lượng các thịt ước đạt 3,69 triệu tấn, trong đó thịt heo 2,3 triệu tấn, thịt gia cầm 1,08 triệu tấn, thịt trâu bò 270.000 tấn, trứng 9,8 tỉ quả…


    Bình quân, mỗi tháng sản lượng thịt các loại đạt 527.000 tấn, trong đó thịt heo 333.000 tấn, thịt gia cầm 155.000 tấn, trứng gia cầm 1,4 tỉ quả…


    Tình hình tại 19 tỉnh, thành phía Nam trong thời gian qua, thịt heo 1,06 triệu tấn tăng 6%, thịt trâu bò 141.000 tấn tăng 7%, gia cầm 462.000 tấn tăng 8%, trứng đạt 5,2 tỉ quả tăng 5,5%.

     

    Có thể thấy, sản lượng sản phẩm chăn nuôi được sản xuất và cung ứng cho thị trường cả nước và 19 tỉnh, thành phía Nam đang vẫn ổn định, dồi dào. Nhưng do công tác lưu thông, giết mổ, chế biến và tiêu thụ gián đoạn khiến giá các mặt hàng gà công nghiệp, heo hơi giảm bán dưới giá thành sản xuất.


    Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh còn 1 triệu con gà, giá rớt thê thảm chỉ còn 7.000 đồng/kg gà trắng, giá một con gà thua kg rau. Có nhiều gà con đã thiêu bỏ do vận chuyển, dư thừa, ế ẩm….


    Ông Xuân lo lắng về việc tái đàn của người dân khi giá gà không tăng. Sở đề nghị có văn bản giữa tỉnh với tỉnh và vùng an toàn dịch đi vào, đi vào vùng dịch. Các cơ sở giết mổ cần được tiêm vaccine, cơ sở giết mổ còn hoạt động cần nên quan tâm thường xuyên, hỗ trợ xét nghiệm và 5K.


    Về phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty TNHH San Hà cho rằng công ty vẫn đang mua giá theo hợp đồng với các trang trại gà công nghiệp liên kết giá 25.000 đồng/kg, còn ở các trang trại ngoài giá hiện nay 8.000 đồng/kg. Trong khi chi phí đều tăng từ xét nghiệm, vận chuyển… nên công ty San Hà đang bán lỗ để chạy chuồng, mỗi ngày lỗ trên 1 tỉ đồng/ngày.

     


    Ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ cho biết hiện có tới 70 – 80 triệu con gà công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đến tuổi xuất bán nhưng ứ trong trại vì tắc đầu ra. Nuôi trong chuồng hay thả dưới ao chỉ được thời gian ngắn. Sau 19 ngày để cắt kháng sinh và sau khi hết kháng sinh là sức đề kháng rất yếu. Nhà máy giết mổ mà ngưng hoạt động thì đầu ra con gà gặp khó liền.


    Ông Quyết đề xuất nên phải có chích sách ưu tiên tháo gỡ khâu giết mổ, cho mở lại các cơ sở giết mổ vệ tinh. Tổ công tác Bộ NN&PTNT cần đề xuất có chính sách ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ hỗ trợ người nuôi gà trong thời điểm khó khăn này.

     

    “Ngoài ra, hiện nay vận chuyển có quá nhiều chốt, giờ mọc thêm chốt ở mỗi xã, phường, kiểu này tiêu thụ con gà thêm khó khăn”, ông Quyết nói.


    Chỉ đạo tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị các Sở NN&PTNT cần triển khai, quan tâm giao quyền chủ động cho Sở NN&PTNT để tập hợp danh sách công nhân, nông dân ra đồng để tiếp tục sản xuất. Liên hệ với địa phương tạo điều kiện tiêm vaccine.


    Theo thứ trưởng Nam, các nhà máy giết mổ đóng cửa cần phải có các nhà máy, giải pháp khác nếu không sẽ không có thịt. Sở NN&PTNT địa phương cần có đường dây nóng để tháo gỡ cho doanh nghiệp. Sản xuất lương thực thực phẩm đảm bảo an ninh lương thực không thể dừng được mà động viên phải ra đồng nhằm đảm bảo.


    “Mặt hàng gà từ 26.000 đồng/kg xuống 8.000 đồng/kg rất nguy hiểm, đang cần liên hệ có chính sách hỗ trợ làm sao kích cầu doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, tạo đầu ra cho người nuôi đang thua lỗ, nợ nần”, ông Nam nói.

     

    Q.H

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.