Hơn 1 triệu con heo đã bị tiêu hủy trên khắp Trung Quốc kể từ tháng 8/2018 trong nỗ lực ngăn chặn dịch tả heo châu Phi (ASF) lan rộng trên khắp lãnh thổ của nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới.
Sự bùng phát đang tàn phá ngành công nghiệp trong nước trị giá khoảng 128 tỉ USD, và ảnh hưởng đến một chế độ ăn của Trung Quốc.
Trước khi có những vụ tiêu hủy gần đây, quốc gia châu Á có 400 triệu con heo và thịt heo là loại thịt phổ biến nhất, với trung bình 30,6 kg được mỗi người dân tiêu thụ trong năm 2018, gấp gần ba lần lượng gia cầm được tiêu thụ.
Dịch ASF đã lan sang Việt Nam, Hong Kong, Mông Cổ, Campuchia và Triều Tiên, buộc các nền kinh tế phải thực hiện các chương trình khử trùng và kiểm tra nghiêm ngặt hơn ở biên giới để ngăn chặn.
Các chuyên gia tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) lo ngại virus có thể còn lan rộng sang Myanmar, Philippines và Lào, khiến đây trở thành một trong những dịch bệnh động vật tồi tệ nhất được ghi nhận.
Phản ứng vụng về
Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, hơn 120 trường hợp nhiễm virus ASF đã được báo cáo ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến mọi tỉnh, thành.
Tháng 9/2018, FAO đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp gồm các nhà quản lí và những người trong ngành từ 9 quốc gia châu Á tại Bangkok để hình thành phản ứng và khuyến khích sự hợp tác xuyên biên giới và khu vực lớn hơn.
Theo Financial Times, sự vụng về của chính phủ có thể đã góp phần làm cho căn bệnh lây lan cho tới thời điểm này với tốc độ nhanh chóng. Ngoài ra, chương trình bồi thường kém hiệu quả là một phần của vấn đề.
Bắc Kinh đã yêu cầu tiêu huỷ đàn gia súc và hỗ trợ các khoản thanh toán trị giá 1.200 nhân dân tệ (tương đương 174 USD) cho những người chăn nuôi có heo bị tiêu huỷ vì dịch bệnh. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chùn bước vì chi phí cao, khiến nhiều nông dân nhanh chóng bán tháo thay vì báo cáo dịch bệnh xuất hiện.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc/Financial Times.
Sự lây lan khó dừng lại
Dịch ASF khó theo dõi và và việc diệt trừ còn khó khăn hơn. Nó có thể lây lan qua tiếp xúc với heo sống hoặc chết, và thông qua các sản phẩm thịt heo bị nhiễm dịch. Vài thập kỉ nghiên cứu vẫn chưa tìm được một loại vacxin hiệu quả.
Các dấu hiệu của virus ở heo gồm sốt cao, yếu, tiêu chảy, nôn mửa, vết nám trên da và khó thở. Heo thường chết trong vòng 10 ngày sau khi bị nhiễm bệnh.
Con người không bị nhiễm bệnh, nhưng sự lây lan của nó ảnh hưởng đến việc cung cấp thực phẩm và sinh kế của người nông dân phụ thuộc vào ngành công nghiệp thịt heo.
Khoảng 18.000 con heo đã bị nhiễm bệnh kể từ tháng 8 năm ngoái, theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc. Hồi tháng 4, cơ quan này ước tính hơn 1 triệu con heo đã bị tiêu hủy.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc/Financial Times.
Tác động đến giá thịt heo
Việc tiêu hủy chỉ cung cấp động lực cho đà tăng của giá thịt heo tại Trung Quốc. Lo ngại sẽ không được đền bù đủ nếu họ báo cáo dịch bệnh cho chính phủ, nhiều ngừoi nông dân đã giết đàn heo của mình ngay khi có dấu hiệu bùng phát đầu tiên và bán thịt ngay khi họ có thể. Lượng thịt heo lớn bị đẩy vào thị trường đã khiến giá heo giảm trên khắp cả nước.
Tuy nhiên, sự thiếu hụt trên thị trường là không thể tránh khỏi, đặc biết tại thời điểm diễn ra các lễ hội, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ tăng cao.
Theo trang zhujiage, giá heo hơi trung bình trên cả nước đã vượt ngưỡng 16 nhân dân tệ/kg nhờ lễ hội thuyền rồng truyền thống tại Trung Quốc.
Ngoài ra, chắc chắn sẽ có thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm nay, điều sẽ làm tăng mạnh chi phí thịt heo Trung Quốc, các nhà phân tích nhận định.
Không những vậy, nhiều người nông dân đang tận dụng cơ hội bằng cách mua heo con để nuôi và bán. Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho thấy giá heo con trung bình đã tăng 77% so với mức thấp trong 4 năm vào tháng 1.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc/Financial Times.
Thiệt hại cho ngành công nghiệp hàng đầu thế giới
Trung Quốc là thị trường thịt heo lớn nhất trên thế giới. Quốc gia này sản xuất 47% số heo thế giới, tương đương hơn 54 triệu tấn trong năm 2018.
Hầu hết được giữ lại trong biên giới Trung Quốc khi khi quốc gia châu Á tiêu thụ khoảng 55 triệu tấn thịt heo vào năm ngoái, chiếm gần một nửa tổng lượng tiêu thụ toàn cầu.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc/Financial Times.
Dịch bệnh tiếp tục lan ra bên ngoài
Ngày 10/5, Hong Kong đã xác nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại một trong những lò giết mổ của thành phố và đặt yêu cầu tiêu huỷ 6.000 con heo, cùng với một hoạt động khử trùng.
Chính quyền cho biết heo đã được nhập từ tỉnh lân cận Quảng Đông (Trung Quốc).
Những người bán thịt và siêu thị tại Hong Kong đang cạn kiệt thịt heo tươi khi trường hợp thứ hai đã được phát hiện vào ngày 1/6 tại cùng một lò mổ, dẫn tới việc tiêu huỷ thêm 4.100 con heo.
Việt Nam lần đầu tiên phát hiện virus vào tháng 2 và kể từ đó đã tiêu huỷ hơn 2 triệu heo, chiếm khoảng 6,5% tổng đàn heo cả nước, giá trị thiệt hại lên tới 3.600 tỉ đồng và dịch bệnh đã lan rộng ra hơn 52 tỉnh, thành phố, theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), tính tới ngày 3/6.
Triều Tiên đã báo cáo một trường hợp gần biên giới với Trung Quốc lên Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) vào cuối tháng 5. Quốc gia này cho biết 77 con heo đã bị nhiễm bệnh và hơn 22 con đã bị giết và tiêu huỷ.
Báo cáo đã thúc đẩy Hàn Quốc tăng cường khử trùng trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm. Dịch ASF cũng đã lan sang Mông Cổ và Campuchia, và các nước khác ở châu Á đang lo ngại họ có thể là ổ dịch tiếp theo.
Nguồn: vietnambiz
- giá heo giống li>
- thị trường trung quốc li>
- heo trung quốc li>
- giá lợn trung quốc li>
- Giá heo giống Trung Quốc li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất