Gia Lai: Người nuôi ong lao đao vì thời tiết - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Gia Lai: Người nuôi ong lao đao vì thời tiết

    Những người nuôi ong hàng năm di chuyển theo những cánh ong của mình khắp các vùng tìm mật. Tuy nhiên, thời gian qua, do thời tiết thường xuyên thay đổi khiến người nuôi ong rơi vào tình cảnh lao đao.

     

    Những năm qua, nghề nuôi ong trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có bước phát triển. Hiện toàn tỉnh có khoảng hơn 45.000 đàn ong với sản lượng mật 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên dù đang bước vào mùa khai thác mật ong, nhiều hộ không khỏi lo lắng khi sản lượng mật giảm và có nguy cơ mất mùa.

     

    Khai thác mật ong. Ảnh: N.D

     

    Ông Đoàn Hữu Chúc (xã Ia Drăng, huyện Chư Prông) cho hay: Tôi có 20 năm gắn bó với nghề nuôi ong cùng những chuyến di chuyển đàn ong ra các tỉnh phía Bắc theo mùa hoa nhãn, hoa vải; xuống miền Duyên hải Trung bộ vào mùa hoa keo; vào miền Nam theo mùa hoa điều, hoa nhãn; còn ở các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu là hoa cà phê và cao su. Vùng nào có hoa sẽ có những đàn ong ở các nơi tìm đến.

     

    Theo ông Chúc, năm nay, phần lớn người nuôi ong thiệt hại do lượng mật ít hơn so với những năm trước. Nguyên nhân chính là do thời tiết không thuận đã ảnh hưởng đến nguồn phấn hoa dẫn đến người nuôi ong có thu nhập thấp. Năm nay, nếu hộ nào may mắn cũng chỉ quay được 1 vòng mật. Ước tính 1 đàn ong có thể cho khoảng 3 kg mật. Với 200 đàn ong, năm nay ông Chúc chỉ thu khoảng 600 kg mật. Vùng cà phê nào năm nay thuận lợi có thể đạt 3,8 kg mật/đàn.

     

    Cũng theo ông Chúc, hiện cây cao su đang rụng lá non do sương muối, ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng mật của đàn ong nuôi. Đặc biệt, năm nay, các tỉnh miền Bắc dự báo mất mùa vải nên ong khó có thể ăn được nhiều mật vải. Vài năm trở lại đây, thời tiết thay đổi đột ngột khiến nhiều hộ nuôi ong rất chật vật trong việc tạo mật cho đàn ong nuôi.

     

    Cùng tâm trạng, ông Dư Minh Hoàn (trị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) cho biết: Từ cuối năm 2016 đến nay, trên các loài cây như: cúc quỳ, bông bay, cà phê hoa nở cùng lúc khiến ong ăn phấn không kịp. Khi nắng lên, người trồng cà phê tưới nước không đồng đều dẫn đến lượng mật khó kéo dài. Đặc biệt, những khu vực trồng chanh dây xung quanh các vườn cà phê, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thu mật của đàn ong. Theo ông Hoàn, nếu được mùa thì cứ 7-10 ngày, người nuôi ong bắt đầu quay lấy mật, còn hiện nay phải đến 20-30 ngày. 250 đàn ong của gia đình ông năm nay cũng bị mất mùa nặng.

     

    Ông Đặng Quốc Hưng-phụ trách Xí nghiệp Ong Gia Lai (Công ty cổ phần Ong Trung ương) cho biết: Xí nghiệp Ong Gia Lai có mối quan hệ lâu dài và rất tốt với các hộ nuôi ong trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, Xí nghiệp đều có các chương trình hợp tác hỗ trợ vốn, vật tư cho người nuôi ong. Đến vụ thu hoạch, Xí nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm của người nuôi. Mỗi năm, Xí nghiệp thu mua của người nuôi ong Gia Lai 300-500 tấn mật. Riêng năm nay, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa trái mùa, không khí lạnh… dẫn đến nguồn hoa không tiết mật. Bên cạnh đó, một số đàn ong dưỡng chậm phát triển đã ảnh hưởng đến việc khai thác mật của nhiều hộ nuôi.

     

    Cũng theo ông Hưng, trong nuôi ong thời tiết rất quan trọng. Khi đàn ong mạnh khỏe nhưng gặp thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác mật. Không chỉ năm nay mà khoảng 3 năm trở lại đây (2015-2017), người nuôi ong trên địa bàn Gia Lai gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi và thị trường xuất khẩu mật ong không được thuận lợi, cả việc tiêu thụ các sản phẩm do các đàn ong giống gốc sản xuất ra.

     

    “Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật”, nhưng với điều kiện thời tiết biến đổi ngày một khó lường, nghề nuôi ong đang đứng trước không ít thách thức.

     

    Nguyễn Diệp

    Nguồn: Báo Gia Lai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.