Các loại dịch bệnh nguy hiểm như: lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu bò, cúm gia cầm… đang có nguy cơ phát sinh trong thời điểm thời tiết chuyển mùa. Do đó, việc chủ động phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi cần được chú trọng để ngành chăn nuôi phát triển an toàn, bền vững.
- Các biện pháp phòng bệnh vật nuôi thời điểm chuyển giao mùa
- Chăm sóc đàn gia cầm thời điểm giao mùa
- Kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm giao mùa
Gia đình ông Nguyễn Viết Hiếu (tổ dân phố 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) nhiều năm nay nuôi heo theo hướng gia trại. Trong chuồng nhà ông luôn duy trì khoảng 7 con heo nái, vài chục con heo con và 20-30 con heo thịt. Để phòng bệnh, ông chủ động mua các loại vắc xin như: giả dại, khô thai, lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn về tiêm cho đàn heo nái; tiêm vắc xin kép cho đàn heo con từ 21 đến 28 ngày tuổi. “Ngoài tiêm vắc xin cho heo, tôi thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, tạo môi trường thông thoáng để giảm nguy cơ dịch bệnh”-ông Hiếu chia sẻ.
Ông Đỗ Xuân Hiền-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai-cho hay: Toàn huyện có khoảng 40 ngàn con heo, gần 14,7 ngàn con bò, gần 500 con trâu, khoảng 1.500 con dê, trên 240 ngàn con gia cầm, 40 ngàn đàn ong, 52 nhà yến, 405 ha nuôi trồng thủy sản. Từ đầu năm đến nay, cơ quan chuyên môn và các địa phương đã sử dụng 290 lít hóa chất, 400 kg vôi bột để khử trùng gần 600 ngàn m2 môi trường chăn nuôi, khu giết mổ tập trung; tiêm 13.000 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu, bò; tuyên truyền 2.260 lượt cho 17.900 lượt hộ chăn nuôi. “Hiện đang là thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến bất thường, do vậy, nguy cơ dịch bệnh viêm da nổi cục, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, cúm gia cầm… phát sinh là rất cao. Do đó, Trung tâm đã chỉ đạo bộ phận chăn nuôi và thú y phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để đảm bảo sức khỏe người và gia súc, tuân thủ hướng dẫn, quy định trong công tác tái đàn heo, nhập gia súc mới về nuôi. Việc tiêu độc khử trùng, tiêm phòng để tạo miễn dịch quần thể và hạn chế mầm bệnh; tăng cường sức đề kháng của vật nuôi là hết sức quan trọng”-ông Hiền thông tin thêm.
Nhân viên thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa phun hóa chất khử khuẩn khu vực chăn nuôi. Ảnh: Lê Nam
Để chủ động phòng-chống bệnh viêm da nổi cục, huyện Krông Pa cũng đã triển khai tiêm vét 6.050 liều vắc xin còn lại của năm 2021 cho đàn trâu, bò tại xã Phú Cần, Chư Gu và thị trấn Phú Túc. Ông Ksor Luynh (buôn Tang, xã Phú Cần) chia sẻ: “Nhà tôi có 5 con bò. Ngay sau khi có thông báo của chính quyền địa phương về lịch tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục, tôi đã nhốt bò ở nhà để nhân viên thú y đến tiêm phòng”. Còn ông Nay Hưn (buôn Bluk, xã Phú Cần) thì cho biết: Gia đình khó khăn không có tiền để mua vắc xin về tiêm phòng cho bò. Vừa rồi, 5 con bò của gia đình ông đã được huyện hỗ trợ tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục nên ông rất phấn khởi.
Theo ông Âu Thành Trung-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Krông Pa: Toàn huyện có hơn 64 ngàn con bò, hơn 150 con trâu, gần 16 ngàn con heo, khoảng 13,7 ngàn con dê, hơn 156,5 ngàn con gia cầm. Để chủ động phòng-chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, cơ quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn và người dân đã triển khai nhiều giải pháp như: tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn trâu, bò; tổ chức khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi, khu giết mổ, chợ buôn bán động vật và sản phẩm động vật…”Tuy nhiên, do số lượng đàn gia súc trên địa bàn lớn, ngân sách địa phương hạn hẹp nên không cân đối được kinh phí cho việc mua vắc xin phòng-chống dịch bệnh động vật. Ủy ban nhân dân huyện cũng đã có tờ trình gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đề nghị hỗ trợ kinh phí mua vắc xin phòng-chống dịch bệnh động vật năm 2022”-ông Trung thông tin thêm.
Tại Chư Păh, ông Võ Văn Tấn-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Sau khi UBND tỉnh có Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 24-12-2021 về việc giao nhiệm vụ cho ngân sách cấp huyện bảo đảm kinh phí mua vắc xin để tiêm phòng đối với đàn vật nuôi thuộc diện tiêm phòng, UBND huyện đã xuất kinh phí gần 1,6 tỷ đồng mua các loại vắc xin (lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục, dại chó mèo) tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Hiện Trung tâm đang tiến hành đấu thầu mua vắc xin để sớm triển khai hỗ trợ tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Ngoài ra, từ nguồn hóa chất của tỉnh cấp và dự phòng của huyện, Trung tâm tổ chức phun khử trùng môi trường chăn nuôi, khu giết mổ tập trung.
Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, toàn tỉnh hiện có hơn 15,7 ngàn con trâu, hơn 431,2 ngàn con bò, hơn 502,7 ngàn con heo, khoảng 4 triệu con gia cầm, 796 nhà yến, hơn 74 ngàn đàn ong; diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản trên 15 ngàn ha; có 422 trại chăn nuôi (84 trại bò, 253 trại heo, 85 trại gia cầm). Để phòng-chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, các địa phương đã tích cực vệ sinh môi trường, phun hóa chất khác, rắc vôi bột khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi. Đến nay, 12/17 địa phương trong tỉnh đã bố trí kinh phí mua vắc xin, hóa chất để tổ chức phòng-chống dịch. Trong đó, các huyện: Chư Prông, Kbang, Đak Pơ đã tiêm được 2.390 liều vắc xin dại cho đàn chó, mèo; huyện Kbang, Đak Pơ và thị xã An Khê đã tiêm được 9.025 liều vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò; huyện Chư Prông, Đak Pơ, Ia Grai đã tiêm được 14.900 liều vắc xin lở mồm long móng; huyện Kbang tiêm được 100 liều vắc xin kép và dịch tả heo. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân đã tiêm được hơn 3 triệu liều vắc xin các loại để phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Từ đầu năm đến nay, nhờ các ngành, địa phương và người dân chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng-chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Một vài ổ bệnh nhỏ lẻ được phát hiện và xử lý kịp thời, không lây lan ra diện rộng. Các bệnh thông thường chỉ xảy ra rải rác, không gây thiệt hại lớn.
“Thời gian tới, đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng-chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh; tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản để kịp thời phát hiện, xử lý, hạn chế lây lan ra diện rộng; tăng cường công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng và chủ động ứng phó với những điều kiện bất lợi của thời tiết; vận động người chăn nuôi chủ động mua vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của gia đình. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch, chương trình phòng-chống dịch động vật trên cạn và thủy sản năm 2023; tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng-chống dịch bệnh động vật phù hợp với tình hình thực tế và theo quy định của pháp luật”-ông Thanh thông tin thêm.
LÊ NAM
Nguồn tin: Báo Gia Lai
- Các biện pháp phòng bệnh vật nuôi thời điểm chuyển giao mùa
- Chăm sóc đàn gia cầm thời điểm giao mùa
- Kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm giao mùa
- phòng chống dịch bệnh li>
- thời điểm giao mùa li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất