Ghi nhận giá lợn hơi ngày 15/12, trên 2 miền Bắc – Nam giảm 1.000 – 3.000 đồng/kg, trong khi miền Trung tiếp tục đi ngang so với hôm qua.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi giảm mạnh 3.000 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 50.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc giá lợn hơi đồng loạt giảm 2.000 đồng/kg xuống 47.000 đồng/kg và 50.000 đồng/kg.
Còn tại Ninh Bình, Hà Nội giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 50.000 đồng/kg và 51.000 đồng/kg.
Các địa phương như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình giá lợn hơi đi ngang, hiện ở mức 50.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Nam Định giá lợn hơi được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 47.000 – 51.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi ngày 15/12/2021: Giảm giá, người nuôi thấp thỏm về thị trường Tết? Ảnh: Bích Ngọc
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An giá lợn hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại như Đắk Lắk, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa giá lợn hơi đang ở mức 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung – Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 49.000 – 50.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tương tự miền Bắc, giá lợn hơi tại miền Nam cũng báo giảm so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Long An giá lợn hơi giảm 3.000 đồng/kg xuống mức 47.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Sóc Trăng giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện ở mức 50.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu giá lợn hơi ở mức 50.000 – 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh giá lợn hơi được thu mua với mức 48.000 – 49.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 47.000 – 51.000 đồng/kg.
Người chăn nuôi thấp thỏm lo âu về thị trường Tết
Trang trại nuôi lợn của hộ ông Trần Đức Linh ở huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đang tập trung cho lứa lợn cuối năm với hơn 2.000 con. Để chủ động nguồn giống nuôi, ông luôn duy trì khoảng 200 con lợn nái nên hầu như lứa lợn thịt đang nuôi phục vụ Tết năm nay cũng được ông tự gây giống. Chủ trang trại lợn này cho biết, lứa lợn giữa năm 2021 xem như mất trắng, thậm chí lỗ nặng. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến ông và nhiều hộ chăn nuôi khác không tìm được đầu ra trong thời điểm việc lưu thông đi lại giữa các địa phương khó khăn do giãn cách xã hội. Đồng thời để phòng, chống dịch, chợ truyền thống cũng phải đóng cửa.
Đến nay khó khăn với người chăn nuôi cơ bản cũng đã được tháo gỡ, nhưng thực tế giá thức ăn tăng hơn 20%, thuốc thú y tăng đến 180% nên chi phí chăn nuôi cũng bị đẩy lên cao. Trong khi giá lợn những ngày qua có tăng so với những tháng trước, nhưng không đáng kể. Đây là điều khiến chủ trang trại này đang thấp thỏm lo âu về thị trường và giá cả khi đàn lợn của ông sẽ bán vào đúng dịp Tết.
Không chỉ ông Linh mà hàng nghìn hộ chăn nuôi khác ở các huyện trọng điểm chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai như Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Trảng Bom, Long Thành, Xuân Lộc cũng đang tập trung phục hồi đàn để phục vụ nguồn thực phẩm Tết với hy vọng sẽ vớt vát một phần thua lỗ trong năm 2021 do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Ông Ngô Hữu Phụng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Mỹ cho biết, mặc dù nhiều hộ dân đã mạnh dạn tái đàn sau ảnh hưởng lớn từ đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhưng chính quyền vẫn khuyến cáo bà con không tăng đàn quá nhiều mà nên giữ ở mức ổn định. Để hỗ trợ người chăn nuôi, đơn vị cũng đề nghị hội nông dân hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện quy mô trang trại đảm bảo an toàn sinh học và phòng, chống dịch bệnh; kiểm soát được nguồn gốc con giống cũng như phối hợp cùng người chăn nuôi tìm liên kết ở đầu ra.
Minh Anh/Tiêu dùng
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- giá lợn hơi giảm li> ul>
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất