Giá lợn hơi ngày 28/12: Trong nước giảm nhẹ, nhập khẩu thịt lợn vẫn cao
Ghi nhận giá lợn hơi ngày 28/12, tại miền Bắc đi ngang, trong khi 2 miền Trung – Nam giảm nhẹ so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 46.000 – 50.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức 48.000 – 49.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi được thu mua với mức 47.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang giá lợn hơi ở mức 46.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 46.000 – 49.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Tại tỉnh Nghệ An giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống mức 49.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thanh Hóa, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Định, Ninh Thuận giá lợn hơi đi ngang, hiện ở mức 48.000 – 49.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Quảng Bình giá lợn hơi được thu mua với mức 47.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung – Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 47.000 – 49.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Tại tỉnh Bến Tre, Đồng Nai, Cần Thơ giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống tương ứng 47.000 đồng/kg, 48.000 đồng/kg và 49.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Vũng Tàu, Tiền Giang, Sóc Trăng giá lợn hơi được thu mua với mức 49.000 đồng/kg.
Tại các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu giá lợn hơi ở mức 48.000 đồng/kg. Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 47.000 – 49.000 đồng/kg.
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021 nhập khẩu thịt và sản phẩm từ thịt các loại về Việt Nam tăng cả về trị giá và sản lượng.
Cụ thể, trong 10 tháng của năm, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt đạt 618,8 ngàn tấn, trị giá gần 1,2 tỷ USD, tăng 2% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu được hơn 15,3 ngàn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá hơn 60,1 triệu USD trong 10 tháng của năm.
Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 14 thị trường. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm 38,7% tổng lượng thịt và các sản phẩm thịt xuất khẩu của cả nước, với 782 tấn, trị giá 1,07 triệu USD.
Như vậy, lượng thịt nhập khẩu cao gấp khoảng 40 lần so với lượng thịt xuất khẩu. Về trị giá, nhập khẩu thịt gấp khoảng 20 lần so với xuất khẩu thịt.
Riêng về thịt lợn, trong 10 tháng của năm, Việt Nam nhập hơn 332.000 tấn thịt lợn các loại, tăng 300% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khoảng 350.000 con lợn sống từ Thái Lan về giết mổ, tăng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý là giá thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam (chưa tính thuế, phí) chỉ khoảng 50.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với giá thịt lợn nội địa bán đến tay người tiêu dùng.
Thời gian qua, các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn khi giá lợn hơi liên tục giảm xuống mức thấp trong nhiều tháng. Trong khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại tại một số địa phương và giá thức ăn chăn nuôi cao đã gây áp lực lên các công ty và hộ chăn nuôi. Dự kiến thời gian tới, giá lợn hơi sẽ phục hồi trở lại, nhưng sẽ không có biến động lớn do lượng tiêu thụ vẫn còn thấp.
Nguồn tin: Kinhtedothi.vn
Từ khóa
- giá lợn giảm nhẹ li>
- nhập khẩu thịt heo tăng li>
- giá lợn hơi li>
- nhập khẩu thịt heo li> ul>
Tin liên quan
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất