Ðang ở giá đỉnh trên 40 ngàn đồng/kg, giá lợn hơi tại thủ phủ chăn nuôi lợn Ðồng Nai rớt xuống thê thảm chỉ còn 30 ngàn đồng/kg khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi tại Ðồng Nai. Những ngày qua, khi Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng tỉnh Ðồng Nai đưa ra các biện pháp ngăn chặn, phòng chống dịch cũng như các chính sách cho người chăn nuôi thì giá lợn lại tăng lên tích cực.
Một hộ chăn nuôi lợn ở huyện Thống Nhất
Ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất) như người mất hồn, bởi chỉ trong 3 ngày, ông mất gần 500 triệu đồng, bởi giá lợn lên xuống thất thường. Trại lợn thịt 500 con gần đến ngày xuất chuồng thì thông tin về các ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Đồng Nai đã kéo giá lợn hơi từ 41 ngàn đồng/kg xuống còn 30 ngàn đồng. Dù chưa xuất hiện dịch bệnh trong vùng, nhưng ngoài chợ người mua chê thịt lợn, người nuôi thì ồ ạt bán tháo, còn thương lái cũng không mua kịp. Đến ngày 12/5 thêm thông tin về ổ dịch thứ 5 xuất hiện ở Đồng Nai thì ông Hùng mới xuất hết đàn lợn trong trại với gần 50 tấn. Vừa bán xong đàn lợn ông Hùng dự định “treo” chuồng nghỉ ngơi và mừng thầm dù không được lãi nhưng cũng may là chưa bị dịch bệnh đến mức trong phá sản. Nhưng 3 ngày qua, giá lợn lại bất ngờ tăng trở lại mức 40 ngàn đồng/kg. Nhẩm lại, ông Hùng tính chỉ trong 3 ngày đã mất đứt gần 500 triệu đồng.
Giá lợn thất thường cũng khiến thương lái trong vùng chạy tất bật, ông Nguyễn Diệp một lái lợn trong vùng chăn nuôi huyện Thống Nhất cho hay: “Cứ có thông tin dịch bệnh là ngay lập tức người nuôi bán tháo, trong khi thị trường tiêu dùng chững lại, dẫn đến giá cả lên xuống thất thường”. Theo ông Diệp thì trong vài ngày qua, cùng với thông tin dịch bệnh, giá lợn lên xuống rất thất thường, nhiều hộ chăn nuôi mất hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. “Cả lợn giống cũng lên xuống theo thời sự khi giá lợn thịt xuống đáy thì lợn giống chỉ còn 1 triệu đồng/cặp bán không ai mua, nhưng giá lợn thịt tăng trở lại thì hiện nay giá lợn giống đã vọt lên 2 triệu đồng/cặp” – ông Diệp nói.
Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai nhận định: Thị trường lợn rất “nhạy cảm” với tình hình thời sự, khi các địa phương trong tỉnh xuất hiện dịch bệnh ngay lập tức giá lợn xuống. Những ngày qua, khi Chính phủ, bộ, ngành và địa phương chỉ đạo quyết liệt, đưa ra các biện pháp, chính sách ngăn chặn dịch bệnh, hỗ trợ người chăn nuôi thì giá lợn tăng ổn định trở lại. Tuy nhiên, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Đồng Nai, ông Đoán cho rằng, “Các ổ dịch tại Đồng Nai đều xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ở đây, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng trong tuyên truyền đến từng hộ chăn nuôi, nhằm tăng ý thức phòng, chống dịch. Tỉnh cũng cần phải tăng cường kiểm soát các điểm giết mổ nhỏ lẻ tự phát, góp phần ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai từng nhiều lần kiến nghị, khi xảy ra dịch cần công bố cụ thể thời gian được nhận hỗ trợ để người chăn nuôi chủ động báo dịch; đồng thời xử phạt thật nặng trường hợp giấu dịch, bán lợn bệnh ra thị trường”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh kiến nghị: Hiện nay, tình trạng giết mổ lậu đang khá phổ biến, đây cũng là yếu tố làm lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, việc dẹp bỏ nạn mổ lậu nếu chỉ dựa vào phạt hành chính như hiện nay là không đủ sức răn đe. Bộ NN&PTNT nên tham mưu Chính phủ có chế tài xử phạt nặng. Ngoài ra, Đồng Nai là tỉnh tự cân đối ngân sách, nên lãnh đạo tỉnh cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT nên xem xét không hỗ trợ thiệt hại khi xảy ra dịch bệnh đối với các doanh nghiệp và trại chăn nuôi gia công cho doanh nghiệp. Bởi nếu hỗ trợ cho nhóm đối tượng này, tỉnh sẽ phải chi một khoản tiền lớn.
MẠNH THẮNG
Nguồn: Tiền Phong
Trong chuyến làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Ðồng Nai, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Ðức Tiến yêu cầu các địa phương phải xác định chống dịch là công tác lâu dài trên quan điểm vừa diệt dịch, vừa phát triển chăn nuôi, vì đây đang là sinh kế của hơn 2,5 triệu hộ gia đình. Do vậy, các địa phương cần một kịch bản sát thực hơn, hiệu quả hơn với các giải pháp đồng bộ trong chống dịch. Riêng tỉnh Ðồng Nai phải chủ động giám sát, báo cáo về tình hình dịch bệnh, vì quan trọng nhất trong chống dịch là phát hiện sớm, xử lý triệt để, đặc biệt là phải xử lý nghiêm nạn giết mổ lậu đang là nguyên nhân rất lớn gây lây lan các loại dịch, bệnh.
- giá heo hơi li>
- giá lợn giảm li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- giá lợn giảm mạnh li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất