Những ngày qua, giá xuất bán lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tiếp tục tăng mạnh. Chỉ từ đầu tháng 9 đến nay, giá xuất bán lợn thịt thương phẩm ở các trang trại đã tăng từ 50 – 51 nghìn đồng/kg lên 54 nghìn đồng/kg và vẫn có xu hướng tiếp tục tăng. Giá bán con giống cũng theo giá xuất lợn thịt tăng cao.
Phun thuốc khử trùng môi trường chăn nuôi tại huyện Kim Động
Thực tế tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh thời điểm này thông tin được quan tâm nhất là giá xuất bán lợn trong ngày. Nếu như trong tháng 8, lợn hơi xuất chuồng có xu hướng giảm giá nhẹ thì đến nay đã tăng nhanh trở lại khiến người chăn nuôi không khỏi thấp thỏm vừa chăn nuôi, vừa nghe ngóng tình hình. Bên cạnh niềm vui của mỗi lứa lợn thịt xuất chuồng giá cao, có lãi, người chăn nuôi lo lắng vì nhiều lẽ.
Anh Vũ Văn Chính, người chăn nuôi lợn ở xã Tống Phan (Phù Cừ) cho biết: “Từ khi giá xuất bán lợn tăng, các chi phí khác cho đàn lợn cũng rục rịch tăng theo như: Chi phí thức ăn, thuốc thú y, nhân công lao động… Trong khi đó, người chăn nuôi không thể “chốt” giá xuất bán khi bắt tay vào lứa nuôi, tất cả phụ thuộc vào mức ra giá của thương lái khi đến thu mua lợn, thành ra lứa lợn nào cũng vừa nuôi vừa lo”.
Giá thu mua là bao nhiêu đều do các thương lái, người chăn nuôi hoàn toàn thụ động. Đây là điểm yếu chung của hoạt động chăn nuôi. Rất ít có mô hình liên kết sản xuất với mức giá được hợp đồng giúp người chăn nuôi yên tâm sản xuất ngay từ khi nhập chuồng. Vì thế mà khi thương lái cạnh tranh nhau thu gom lợn thịt sẽ đẩy giá lên cao, nhưng khi thương lái ép giá, nông dân đành chịu thiệt.
Một mối lo khác của người chăn nuôi lợn hiện nay là giá con giống đầu vào cũng theo giá xuất bán lợn thịt mà tăng cao. Từ 700 – 800 nghìn đồng/con lợn giống, nay giá bán lợn giống đã lên tới 1,2 – 1,5 triệu đồng/con. Một mặt việc này kiềm chế hoạt động tái đàn lợn ồ ạt trên địa bàn tỉnh, song mặt khác lại gây khó khăn cho người gắn bó với chăn nuôi lợn lâu năm, nhất là những hộ chuyên chăn nuôi lợn thịt thương phẩm. Cũng chính vì lẽ đó mà khác với tình hình chăn nuôi mọi năm, khi sang thu là thời điểm nông dân chuẩn bị lứa chăn nuôi lớn phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán, thì năm nay các chuồng trại vẫn chỉ sản xuất cầm chừng và khá yên ắng.
Trong khi người chăn nuôi lo lắng trong sản xuất, người tiêu dùng cũng từ nhiều tháng nay lo lắng về việc sử dụng thực phẩm. Giá thịt lợn loại 1 đang có giá từ 100 – 110 nghìn đồng/kg. Một số loại thịt được ưa chuộng như: Ba chỉ, sườn, thăn giá 120 nghìn đồng/kg. Mức giá này khiến các bà nội trợ không khỏi than thở mỗi khi mua sắm, phải tính đến việc lên lịch cho bữa ăn hàng tuần, lựa chọn một số thực phẩm khác để sử dụng. Ngay cả các tiểu thương kinh doanh thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn tại các chợ cũng “sốt ruột” vì giá cao, hầu hết khẳng định mức giá này khiến việc kinh doanh chậm hơn, khó hơn.
Trước thực trạng này, ngành chuyên môn khuyến cáo người chăn nuôi cần theo dõi sát thị trường, chăn nuôi theo khả năng của hộ, cơ sở. Đặc biệt lưu ý không tăng đàn lợn tự phát, ồ ạt; phát triển chăn nuôi cân đối theo cơ cấu chung của tỉnh. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm tươi sống để vừa bảo đảm dinh dưỡng, vừa giảm sức mua cục bộ khiến giá thịt lợn tăng cao.
Vi Ngoan
Nguồn: Báo Hưng Yên
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li>
- lợn hưng yên li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- giá lợn hơi tăng cao li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất