“Nuôi 1 con lợn đến lúc 1 tạ trước đây chỉ hết khoảng 8 bao cám nhưng nay phải hết 12 bao. Do không dùng hormone tăng trưởng, chất tạo nạc nên thời gian nuôi tới lúc xuất chuồng chậm hơn, hình dáng con lợn cũng không đẹp như dùng chất tạo nạc. Nhiều gia đình vì không gánh nổi tiền cám nên đã bỏ chuồng, dẫn đến cung thấp hơn cầu”, anh Huỳnh – chủ 1 hộ chăn nuôi lợn tại Bắc Giang cho biết.
Theo khảo sát tại một số tỉnh, thành khu vực miền Bắc, giá thịt lợn đã tăng lên 40%-50% so với 2 tháng trước đây.
Giá thịt lợn đang tăng “chóng mặt”.
Cụ thể, tại siêu thị, các chợ giá bán thịt nạc vai, nạc thăn có giá dao động từ 100.000 đồng – 120.000 đồng/kg; sườn thăn có giá dao động từ 110.000 đồng -120.000 đồng/kg…
Chị Liên (tiểu thương bán thịt lợn tại chợ 8-3, Kim Ngưu, Hà Nội) cho biết, thịt lợn tại chợ tăng giá từ khoảng 2 tháng nay do nguồn cung khan hiếm. “Trung bình giá các loại thịt: thăn, ba chỉ, nạc vai, sườn… đều tăng khoảng 40-50%. Giá lợn đắt người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các loại thịt gà, thịt bò, cá… nên tình hình buôn bán cũng khó khăn”, chị Liên cho hay.
Tương tự, chị Phượng (tiểu thương ở chợ Gốc Đề, Minh Khai, Hà Nội) chia sẻ, giá thịt lợn tăng vọt khiến nguồn cung khan hiếm, gây khó khăn cho tiểu thương.
“Còn nhớ trước Tết Nguyên đán năm ngoái, thay vì tăng giá đúng theo quy luật của thị trường, giá thịt lợn lại giảm giá mạnh. Thậm chí giá thịt lợn hơi chỉ còn 25.000-30.000 đồng/kg. Vậy mà chỉ sau mấy tháng giá cả tăng chóng mặt. Giờ nhiều gia đình chuyển sang ăn các loại thịt khác khiến chúng tôi bán hàng cũng chậm. Phận tiểu thương chúng tôi cũng chỉ biết “gió chiều nào xoay chiều đấy” thôi”, chị Phượng băn khoăn.
Trên thực tế, thời gian qua, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang… đã tăng lên mức 54.000-58.000 đồng/kg. Đỉnh điểm một số địa phương ở Bắc Giang giá thịt lợn hơi xuất chuồng còn chạm mốc 60.000 đồng/kg. Đây là mức giá mà người chăn nuôi chưa từng nghĩ sẽ xuất hiện trên thị trường khi giá lợn hơi liên tục giảm trong năm 2017 và đầu năm 2018.
Anh Huỳnh (một chủ chăn nuôi lợn tại thôn Ngọc Châu, H. Tân Yên, Bắc Giang) cho biết, gia đình anh nuôi lợn tăng gia đã nhiều năm, mỗi đợt khoảng hơn 30 con. Cách đây khoảng 2 tháng, giá lợn móc hàm, lợn hơi bắt đầu tăng vọt khiến những người nông dân như anh cũng thấy mừng. Tuy nhiên, anh cũng chia sẻ, chăn nuôi lợn thời điểm này gặp khá nhiều khó khăn do thị trường bấp bênh không biết thế nào mà lần.
“Cuối năm ngoái, giá thịt lợn giảm một cách thảm hại khiến người nông dân chúng tôi khốn đốn. Cũng chính vì vậy mà nhiều hộ bỏ đàn. Nhiều người phải vay tiền ngân hàng mua giống, mua cám… sau đó đã thất bại. Đây cũng chính là một trong những lý do dẫn tới nguồn cung khan hiếm thời điểm này”, anh Huỳnh buồn bã.
1 con lợn đến lúc 1 tạ trước đây chỉ hết khoảng 8 bao cám nhưng nay phải hết 12 bao.
Hiện tại, để duy trì được đàn lợn vài chục con theo anh Huỳnh cũng không đơn giản vì tiền mua cám khá “nặng”. Giai đoạn đầu khi lợn còn nhỏ thì 1 con lợn chỉ ăn hết 5 lạng cám/ngày. Sau đó tăng dần lên 1kg rồi 2kg/ngày… Hộ nào nuôi khoảng 50 con lợn thì mỗi ngày phải chi gần 2 triệu tiền cám.
“Như gia đình tôi nuôi hơn 30 con lợn, mỗi ngày hết khoảng 1 triệu đồng tiền cám. Trước đây tôi nuôi 3 tháng là xuất chuồng được rồi nhưng hiện nay nuôi 1 lứa lợn hết 4 tháng rưỡi. Mỗi con lợn nuôi đến lúc đạt được 1 tạ trước đây chỉ hết khoảng 8 bao cám nhưng nay phải hết 12 bao. Do không dùng hormone tăng trưởng, chất tạo nạc nên thời gian nuôi tới lúc xuất chuồng dài hơn, hình dáng con lợn cũng không đẹp như dùng chất tạo nạc. Nhiều gia đình vì không gánh nổi tiền cám nên đã bỏ chuồng, dẫn đến cung thấp hơn cầu”, anh Huỳnh nói thêm.
Cũng theo anh Huỳnh, trước đây anh nuôi lợn với mục đích xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nguồn cung trong nước quá thấp nên anh không xuất sang Trung Quốc nữa. Với thị trường trong nước, để “chắc ăn, nhiều tiểu thương còn phải đặt tiền trước cho chủ hộ để chờ lợn nuôi đủ lớn là họ đến chở về.
“Giá lợn hơi những ngày này tăng gấp đôi cách đây 2 tháng, rơi vào khoảng 57.000 đồng -60.000 đồng/kg. Giá lợn bán lẻ tại chợ cũng khá cao”, anh Huỳnh thông tin.
Dù biết thị trường bấp bênh song anh Huỳnh cho biết anh đã đặt giống và sẽ tiếp tục tái đàn./.
Hà Giang
Nguồn: Báo Tổ Quốc
Bộ NN-PTNT vừa đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng trên địa bàn khẩn chương thống kê nhanh quy mô đàn lợn nái hiện có và đầu lợn, sản lượng lợn thịt dự kiến trong từng tháng từ nay đến tháng 2/2019, so sánh với cùng kỳ năm 2017, gửi báo cáo gấp về Cục chăn nuôi trước ngày 2/8/2018 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Ngoài ra, cần thông tin thường xuyên và đầy đủ về giá cả thị trường cũng như nguồn cung lợn thịt; tuyên truyền để người chăn nuôi và thương lái biết để cùng có trách nhiệm ổn định thị trường, ngành hàng chăn nuôi nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng. Theo đó, không đẩy giá thịt lợn xuất chuồng vượt ngưỡng 50.000 đồng/kg, xuất lợn đúng độ tuổi, đúng khối lượng, không đầu cơ găm hàng chờ tăng giá và tuyệt đối không để các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn làm giá.
- chất cấm li>
- salbutamo li>
- chất tạo nạc li>
- giá lợn tăng li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- giá lợn tăng cao li> ul>
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất