Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xung quanh biến động giá lợn hơi những tuần gần đây.
Khủng hoảng do giãn cách xã hội
Thưa ông, đâu là nguyên nhân khiến giá lợn hơi giảm sâu kỷ lục trong thời gian qua?
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển trong bối cảnh rất khó khăn, đặc biệt phải đối mặt với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, dịch bệnh đã làm đứt gãy hàng loạt chuỗi cung ứng. Ngoài ra, dịch bệnh trên động vật cũng có tác động không hề nhỏ đến ngành chăn nuôi.
Năm 2017, cơn bão giá đã làm giá lợn xuống thấp kỷ lục rồi sang 2019 dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục tàn phá ngành chăn nuôi lợn khiến năm 2020 giá lợn hơi tăng lên mức kỷ lúc, có thời điểm lên tới 100. 000 đồng/kg.
Đầu năm 2021, giá lợn được duy trì ở mức vừa phải nhưng từ tháng 5 cho đến thời điểm hiện tại, giá cực kỳ thấp. Thậm chí giá lợn thời điểm hiện tại còn xuống thấp hơn năm 2017 do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Thời điểm năm 2017, giá thành chăn nuôi lợn chỉ khoảng 32.000 – 35.000 đồng/kg, nhưng giá thành hiện tại phải 50.000 – 55.000 đồng/kg.
Lí do lớn nhất dẫn đến giá thịt lợn giảm mạnh đến từ dịch Covid-19, đặc biệt thời điểm 19 tỉnh, thành phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội;. Các nhà hàng, quán ăn, trường học, khu công nghiệp, bếp ăn tập thể bị đóng cửa làm nhu cầu về thịt lợn giảm mạnh, thực phẩm bị dư thừa nhiều.
Cho đến nay, các tỉnh thành đã nới lỏng giãn cách xã hội nhưng người dân vẫn đang gặp khó khăn, thời gian giãn cách xã hội người dân không có thu nhập nên sức tiêu thụ vẫn chưa được khôi phục.
Lí do thứ hai, vừa qua, các sản phẩm chăn nuôi đã bị dồn ứ trong chuồng nuôi. Đối với gà có thể tái đàn, xoay vòng nhanh nhưng vòng quay tái đàn của lợn chậm hơn. Hiện số lượng lợn dư thừa trong chuồng đạt khoảng 30%. Đi cùng với đó, thay vì trước đây lợn đạt 1 – 1,2 tạ sẽ được bán giờ lợn nặng 1,5 – 1,6 tạ vẫn chưa bán được. Lợn càng nuôi càng tích mỡ nên sẽ bị thương lái ép giá, giá càng giảm sâu.
Bên cạnh đó, do giá lợn thấp nên người chăn nuôi có tâm lý buông lỏng an toàn sinh họ khiến dịch bệnh đang nổ ra nhiều nơi nên phải bán chạy lợn chưa đến tuổi xuất chuồng khiến giá càng thê thảm hơn.
Theo ông Trọng, lí do chính dẫn đến việc giá lợn giảm sâu đến từ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Hiếu.
“Thời gian qua, giá thức ăn chăn nuôi tăng từ 16 – 36% do các chuỗi cung ứng của thế giới bị đứt gãy. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng trên 90% nguyên liệu thức ăn, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu của thế giới. Ngoài ra, các chi phí cho khâu trung gian cũng tăng cao do dịch Covid-19 và giãn cách xã hội. Để có thể giảm giá thành sản phẩm, người nông dân cần tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước kể cả phụ phẩm trồng trọt để phục vụ cho chăn nuôi”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng.
Hiện có nhiều ý kiến cho rằng giá thịt lợn giảm một phần đến từ việc nhập khẩu thịt, ông đánh giá như nào về nguyên nhân này?
Thực chất việc nhập khẩu thịt lợn là do sự cân đối giữa thị trường và các doanh nghiệp. Nếu giá lợn trong nước thấp các doanh nghiệp giảm nhập, nếu giá trong nước cao các doanh nghiệp sẵn sàng mua sản phẩm từ những nước có giá thấp.
Ví dụ, trong năm 2020, thời điểm giá lợn tăng cao đến hơn 100.000 đồng/kg, Chính phủ cùng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo sát sao, cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan từ ngày 12/6/2020 đến ngày 1/7/2021 để cân đối thị trường, giảm nhiệt giá lợn trong nước.
Tuy nhiên, 9 tháng năm 2021, số lượng thịt lợn nhập khẩu vẫn thấp hơn 5% so với cùng kì năm ngoái. Tổng số lượng thịt lợn nhập khẩu hàng năm chỉ giao động khoảng 5% so với tổng sản lượng sản xuất trong nước. Thế nên việc nhập khẩu không tác động quá lớn đến giá lợn trong nước.
Vấn đề ở đây là chúng ta phải tạo ra được sản phẩm mang tính cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay, giá thực phẩm, đặc biệt là giá thịt lợn của thế giới đang xuống thấp. Thế nên, bằng mọi cách, sản xuất trong nước phải tạo ra những sản phẩm cạnh tranh về chất lượng, về giá cả mới có thể cạnh tranh tại thị trường nội địa với 100 triệu dân và 20 triệu khách du lịch.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho rằng vẫn phải tiếp tục sản xuất và phát triển chăn nuôi lợn. Ảnh: Phạm Hiếu.
Đẩy mạnh chăn nuôi theo chuỗi
Trong bối cảnh giá lợn hơi đang thấp kỷ lực như hiện nay, người chăn nuôi có nên mở rộng, tăng đàn không hay nên co hẹp lại thưa ông?
Để chủ động duy trì nguồn thực phẩm trong nước, theo tôi người chăn nuôi không vì thấy giá giảm, không có lãi mà dừng sản xuất. Để duy trì mức tăng trưởng 5%/năm, chúng ta vẫn phải sản xuất và phát triển vì thịt lợn vẫn chiếm ưu thế trong thị phần tiêu dùng.
Trước khi xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, thịt lợn chiếm 70 – 72% thị phần. Sau khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, thịt lợn vẫn chiếm 65 – 66%. Đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực, thị phần tiêu dùng của thịt lợn luôn luôn chiếm phần lớn trong khi gia cầm chiếm 25 – 26%, gia súc ăn cỏ chiếm 8 – 9%.
Chính vì vậy, trong Quyết định số 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu tăng thị phần thịt gia cầm lên 30%, thịt gia súc ăn cỏ lên 10 – 11%, thịt lợn kéo xuống khoảng 60% để hòa nhập chung với xu thế thế giới.
Người chăn nuôi Việt Nam hay làm theo phong trào, lúc giá đắt ồ ạt nuôi và lúc giá rẻ đồng loạt bỏ chuồng, làm mất cân đối cung cầu. Thế nên chúng ta cần xác định tâm lý kể cả lúc giá đắt hay lúc giá rẻ vẫn phải tiếp tục phát triển chăn nuôi.
Hiện nay, chăn nuôi nông hộ tại Việt Nam vẫn thiếu sức liên kết và không thể cân đối cung cầu. Nếu muốn trở nên chuyên nghiệp hơn, chăn nuôi nông hộ phải sản xuất theo chuỗi, trong đó trung tâm là các doanh nghiệp. Mà để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được, các hộ chăn nuôi cần có liên kết ngang, thành lập những tổ hợp tác, những hợp tác xã để tránh rủi ro và chủ động trong sản xuất, lưu thông.
Bên cạnh đó, các nông hộ cần quan tâm nhiều hơn đến chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt lưu ý đến những bệnh chưa có vacxin để từ đó có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi nông hộ phải sản xuất theo chuỗi, trong đó trung tâm là các doanh nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.
Thưa ông, từ câu chuyện giải cứu lợn năm 2017, năm 2019 rồi tới kìm giá lợn tăng phi mã năm 2020 và việc giá lợn lại xuống sâu như hiện nay, cơ quan quản lý Nhà nước nên thay đổi tư duy quản lý bằng việc không nên can thiệp vào thị trường như năm 2020 hay không?
Sản phẩm đầu vào và đầu ra trong lĩnh vực chăn nuôi đều không thuộc diện mặt hàng bình ổn giá, thế nên chúng ta có can thiệp hay không cũng không thể giải quyết được vấn đề. Tất cả đều do thị trường điều tiết giữa cung và cầu.
Nếu chúng ta có can thiệp vào thị trường cũng chỉ có thể tác động một phần nhỏ để cải thiện tình hình, làm hài hòa giữa 3 khâu sản xuất, lưu thông phân phối và tiêu dùng và trên tinh thần kêu gọi sự tự nguyên chung tay từ các doanh nghiệp và người chăn nuôi chứ không phải là sự ép buộc bằng mệnh lệnh hành chính.
Trong xu thế chung, ngành chăn nuôi vẫn duy trì tăng trưởng, đàn giống vật nuôi được phát triển theo kế hoạch. 9 tháng năm 2021, sản lượng thịt đạt 4,7 triệu tấn, 900.000 tấn sữa và 12 tỷ quả trứng. Năm 2021, dự kiến sản lượng thịt đạt 6,2 triệu tấn, 1,2 triệu tấn sữa và 16 tỷ quả trứng. Với đà tăng trưởng đó, nhu cầu tiêu dùng trong nước cơ bản được đáp ứng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Cục Chăn nuôi, tính đến ngày 1/10, báo cáo về tổng đàn gia súc, gia cầm của 63 tỉnh thành, tổng đàn lợn có hơn 28 triệu con, đàn gia cầm khoảng 223 triệu con, đàn trâu khoảng 2,3 triệu con, đàn bò khoảng 6,3 triệu con, đàn dê cừu khoảng 2,8 triệu con.
Nguyên Huân – Phạm Hiếu – Quang Dũng
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- giá lợn bấp bênh li>
- giá lợn giảm mạnh li>
- giảm giá lợn li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất