Các nhà khoa học ở Viện Động vật, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, do ông Jianguo Zhao đứng đầu, vừa cho ra đời 12 con lợn siêu nạc bằng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9.
Các nhà khoa học Trung Quốc chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9. Họ đã cắt một gene có trong chuột rồi dán nó vào phôi lợn. Kết quả, 12 lợn con có khả năng đốt cháy chất béo tốt hơn đã ra đời. Lượng mỡ của chúng thấp hơn 24% so với lợn thường.
Thịt của những con lợn này được dự đoán sẽ nạc hơn. Trong khi, các nhà khoa học cho biết nhiều nông trại có thể tiết kiệm một phần lớn chi phí sản xuất, nếu họ nuôi giống lợn biến đổi gene nàyCác nhà khoa học Trung Quốc cấy gene chuột vào lợn khiến thịt của chúng nạc hơn
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc vừa được công bố trong Kỷ yếu Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ. Mục đích mà nó đã đạt được là sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene Crispr-Cas9 để tạo ra những con lợn có khả năng điều chỉnh thân nhiệt tốt hơn, nhờ vào con đường đốt cháy chất béo.
Trên thực tế, trong bộ gene của lợn thiếu vắng một gene gọi là UPC1. Gen này có mặt phổ biến ở các loài động vật có vú khác, giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Vì vậy, ý tưởng của các nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh là dùng CRISPR để cắt lấy gene UPC1 từ chuột, rồi dán nó vào 2.553 phôi lợn. Tất cả các phôi này được cấy vào 13 con lợn cái. Kết quả là 3 người trong số những con lợn này đã mang thai và sinh được 12 lợn con.
Gene UPC1 trong lợn con đã hướng dẫn chúng đốt cháy chất béo hiệu quả hơn, tạo thân nhiệt ấm hơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết điều đơn giản này có thể giúp những nông trại tiết kiệm hàng triệu USD.
Máy đo thân nhiệt cho thấy những con lợn chỉnh sửa gene ấm hơn lợn thường, chúng đốt cháy nhiều chất béo hơn nhờ vậy nạc hơn tới 24%
Lý do vì hiện nay, nhiều cơ sở chăn nuôi đang phải bỏ tiền để vận hành những hệ thống sửa ấm đắt đỏ, đồng thời bổ sung thức ăn giúp lợn giữ ấm trong thời tiết lạnh.
Về lý thuyết, đây là một thành tựu khoa học đáng chú ý. Các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh với kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR, con người có thể làm được mọi thứ.
Mặc dù vậy, đứng trên góc độ người tiêu dùng thực phẩm, sẽ vẫn còn những mối lo ngại nhất định. Liệu khi những con lợn biến đổi gene ít béo được tạo ra, bạn sẽ mua thịt của chúng?
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép một giống táo biến đổi gene đầu tiên được bán ra thị trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn luôn đặt sự hoài nghi đối với các loại thực phẩm “không tự nhiên” như vậy.
Biến đổi gene có thể giúp những quả táo không hóa nâu và bắt mắt hơn sau khi đã được gọt. Trong khi đó, loại thịt lợn mới được các nhà khoa học dự đoán sẽ nạc hơn lợn thường.
Thế nhưng, khi nói đến việc đưa những thực phẩm biến đổi gene vào đời sống, chắc chắn hững cuộc tranh luận sẽ còn tiếp diễn dài và chưa thể chấm dứt.
Thanh Nguyên
Nguồn: phunuvietnam
- chăn nuôi lợn li>
- thực phẩm biến đổi gen li>
- lợn biến đổi gen li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất